ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 9
TỔNG HỢP
ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 9
TỔNG HỢP
Câu 121: Cho các nhận định sau:
(a) Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.
(b) Ngâm một lá sắt được quấn dây đồng trong dung dịch HCl loãng sẽ xảy ra hiện tượng ăm mòn điện hóa.
(c) Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH loãng sẽ xảy ra hiện tượng ăm mòn hóa học.
(d) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp sẽ thu được khí Cl2 ở anot.
Số nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 122: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng bằng 22,6 gam/cm3?
A. Li.
B. Os.
C. K.
D. Cr.
Câu 123: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Na.
B. Ca.
C. Al.
D. Fe.
Câu 124: Kim loại nào sau đây phản ứng dung dịch CuSO4 tạo thành 2 chất kết tủa?
A. Na.
B. Fe.
C. Ba.
D. Zn.
Câu 125: Trong số các kim loại sau, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
A. Cu.
B. Fe.
C. Al.
D. Au.
Câu 126: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa tan một phần trong axit clohiđric dư. Chất X là
A. FeCl3.
B. Cu(NO3)2.
C. NaNO3.
D. FeCl2.
Câu 127: Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ…Kim loại X là?
A. Fe.
B. Ag.
C. Cr.
D. W.
Câu 128: Trong các kim loại sau, kim loại nào nhẹ nhất?
A. Liti.
B. Natri.
C. Kali.
D. Rubidi.
Câu 129: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng bằng 0,5 gam/cm3?
A. Li.
B. Os.
C. K.
D. Cr.
Câu 130: Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là
A. Be.
B. K.
C. Ba.
D. Na.
Câu 131: Kim loại nào sau đây phản ứng mãnh liệt nhất với nước ở nhiệt độ thường?
A. Fe.
B. Na.
C. Mg.
D. Al.
Câu 132: Cho các nhận định sau:
(a) Trong quá trình ăn mòn điện hóa kim loại, luôn có dòng điện xuất hiện.
(b) Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
(c) Các kim loại đều có duy nhất một số oxi hóa duy nhất trong mọi hợp chất.
(d) Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hoá-khử.
Số nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 133: Trong các kim loại sau, kim loại dễ bị oxi hóa nhất là
A. Ca.
B. Fe.
C. K.
D. Ag.
Câu 134: Cho các nhận định sau:
(a) Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.
(b) Nối thành kẽm với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ được bảo vệ.
(c) Vàng (Au) là kim loại dẻo nhất.
(d) Kim loại có độ âm điện bé hơn phi kim.
Số nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 135: Kim loại nào sau đây dẫn nhiệt tốt gấp 3 lần sắt và bằng 2/3 lần đồng?
A. Au.
B. Cr.
C. Al.
D. Ag.
Câu 136: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Li.
B. Ca.
C. Zn.
D. Ba.
Câu 137: Ở điều kiện thích hợp, dung dịch H2S không phản ứng với chất hoặc dung dịch chứa chất nào sau đây?
A. O2.
B. CuSO4.
C. FeSO4.
D. Cl2.
Câu 138: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất
A. Fe.
B. Sn.
C. Ag.
D. Au.
Câu 139: Cho các nhận định sau:
(a) Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.
(b) Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3.
(c) Các kim loại dẫn điện được là vì electron tự do trong tinh thể kim loại gây ra.
(d) Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.
Số nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 140: Kim loại nào sau đây nóng chảy ở 660oC?
A. Cu.
B. Fe.
C. Al.
D. Cr.
Câu 141: Kim loại nào sau đây là thành phần của hợp kim dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân?
A. Li.
B. Ca.
C. K.
D. Cs.
Câu 142: Chất X phản ứng với dung dịch HCl, còn khi phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 thì không tạo kết tủa. Chất X là
A. NaHS.
B. NaHCO3.
C. K2SO4.
D. Ca(NO3)2.
Câu 143: Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là
A. Al.
B. Mg.
C. Ca.
D. Na.
Câu 144: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Ca2+.
B. Zn2+.
C. Fe2+.
D. Ag+.
Câu 145: Cho các nhận định sau:
(a) Kim loại là chất khử, ion kim loại có thể là chất khử hoặc chất oxi hóa.
(b) Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện.
(c) Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hoá học.
(d) Bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men lên bề mặt vật dụng bằng kim loại để chống sự ăn mòn kim loại.
Số nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 146: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư.
(b) Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ).
(c) Nung nóng hỗn hợp bột Al và FeO (không có không khí).
(d) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Điện phân Al2O3 nóng chảy.
(g) Điện phân dung dịch MgCl2.
Số thí nghiệm tạo thành kim loại là
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 147: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng bằng 2,7 gam/cm3 và có màu trắng bạc?
A. Cu.
B. Fe.
C. Al.
D. Cr.
Câu 148: Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường?
A. Be.
B. Ba.
C. Zn.
D. Fe.
Câu 149: Cation kim loại nào sau đây không bị Al khử thành kim loại?
A. Cu2+.
B. Ag+.
C. Fe2+.
D. Mg2+.
Câu 150: Cho các nhận định sau:
(a) Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hoá.
(b) Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.
(c) Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.
(d) Trong một chu kì, theo chiều Z tăng, tính kim loại tăng dần.
Số nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.