ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 10
TỔNG HỢP
ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 10
TỔNG HỢP
Câu 151: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng.
B. Ở điều kiện thường, trừ thủy ngân, các kim loại còn lại đều ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể.
C. Ở điều kiện thường, các kim loại rắn đều có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.
D. Các kim loại đều có tính khử mạnh, có thể khử được axit, phi kim, dung dịch muối.
Câu 152: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây phản ứng được với bột lưu huỳnh?
A. Cu.
B. Hg.
C. Fe.
D. Zn.
Câu 153: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịch HCl.
(b) Nhúng thanh Cu nguyên chất vào dung dịch AgNO3.
(c) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(d) Để miếng sắt tây (sắt tráng thiếc) trong không khí ẩm.
(e) Nhúng thanh gang (hợp kim sắt và cacbon) vào dung dịch NaCl.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 154: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
A. Cu.
B. Au.
C. Al.
D. Ag.
Câu 155: Kim loại Cu không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. HCl.
B. FeCl3.
C. HNO3 loãng, nóng.
D. H2SO4 đặc, nguội.
Câu 156: Trong các ion sau đây, ion có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Zn2+.
B. Cu2+.
C. Ca2+.
D. Ag+.
Câu 157: Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. 2Mg + O2 →2MgO.
B. 2Al + Fe2O3 →2Fe + Al2O3.
C. Ca + CuSO4 (dung dịch) → CaSO4 + Cu.
D. Zn + 2HCl (dung dịch) → ZnCl2 + H2.
Câu 158: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Cu.
B. Fe.
C. Mg.
D. Ag.
Câu 159: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O (dư), tạo dung dịch bazơ là
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 160: Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Al, K, Mg. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa là
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Câu 161: Kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Na.
B. Fe.
C. Ca.
D. Al.
Câu 162: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đốt bột nhôm nguyên chất trong khí oxi.
(b) Để thanh thép lâu ngày trong không khí ẩm.
(c) Ngâm thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(d) Cho lá kẽm nguyên chất vào dung dịch chứa H2SO4 và CuSO4.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 163: Kim loại được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
A. Na.
B. Al.
C. Ca.
D. Au.
Câu 164: Ở điều kiện thường, kim loại nào không có trạng thái rắn?
A. Hg.
B. Li.
C. Al.
D. Be.
Câu 165: Kim loại nào sau đây mềm nhất?
A. Nhôm.
B. Kali.
C. Natri.
D. Xesi.
Câu 166: Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại
A. Ag.
B. Ba.
C. Fe.
D. Na.
Câu 167: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. Tính axit.
B. Tính bazơ.
C. Tính khử.
D. Tính oxi hóa.
Câu 168: Kim loại không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Ag.
B. Mg.
C. Fe.
D. Al.
Câu 169: Thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là
A. Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuCl2.
B. Cho miếng gang vào dung dịch H2SO4 loãng.
C. Nhúng thanh Cu nguyên chất vào dung dịch Fe2(SO4)3.
D. Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc) để ngoài không khí ẩm.
Câu 170: Kim loại dẻo nhất là
A. Ag.
B. Al.
C. Cu.
D. Au.
Câu 171: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Cu.
B. Na.
C. Al.
D. K.
Câu 172: Trong các ion sau: Ca2+; Cu2+; Ag+, Fe3+, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Ca2+.
B. Ag+.
C. Fe3+.
D. Cu2+.
Câu 173: Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm đều phản ứng với CO thành kim loại.
(b) Các kim loại Mg, Cu, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(c) Để một thanh thép ngoài không khí ẩm sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(d) Gắn miếng Zn vào vỏ tàu phần ngâm nước để bảo vệ vỏ tàu bằng thép.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 174: Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Để gang hoặc thép trong không khí ẩm sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
B. Trong ăn mòn hóa học, electron của kim loại được chuyển trục tiếp đến các chất trong môi trường.
C. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những lá Zn - đây là cách chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp bảo vệ bề mặt.
D. Trong tự nhiên, sự ăn mòn kim loại xảy ra phức tạp, có thể xảy ra đồng thời quá trình ăn mòn điện hóa học và ăn mòn hóa học.
Câu 175: Thực hiện một số thí nghiệm với 4 kim loại, thu được kết quả như sau:
Biết (+) là có phản ứng, (-) là không phản ứng. X, Y, Z, T lần lượt là
A. Mg, Al, Ag, Cu.
B. Mg, Al, Cu, Ag.
C. Ag, Al, Cu, Mg.
D. Mg, Cu, Al, Ag.
Câu 176: Kim loại có độ cứng cao nhất trong các kim loại là
A. Hg.
B. Cr.
C. Os.
D. W.
Câu 177: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Cu.
B. K.
C. Ba.
D. Na.
Câu 178: Chất bột X màu vàng, được sử dụng để thu gom thủy ngân khi bị rơi vãi. Chất X là
A. lưu huỳnh.
B. than hoạt tính.
C. đá vôi.
D. thạch cao.
Câu 179: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Tấm tôn (sắt tráng kẽm) bị trầy xước đến lớp sắt, để trong không khí ẩm.
(c) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Quấn sợi dây đồng vào thanh kẽm rồi nhúng vào cốc đựng dung dịch NaCl.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 180: Khi đun nóng ở nhiệt độ cao, CO khử được oxit nào sau đây?
A. Fe2O3.
B. Al2O3.
C. K2O.
D. MgO.