ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 11
TỔNG HỢP
ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 11
TỔNG HỢP
Câu 181: Cho 4 kim loại: Cu, Au, Ag, Al. Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là
A. Au.
B. Ag.
C. Al.
D. Cu.
Câu 182: Trường hợp nào sau đây xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa?
A. Đốt hợp kim Fe – C trong bình chứa khí O2.
B. Ngâm hợp kim Fe – Cu vào dung dịch HCl.
C. Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.
D. Cho Mg vào dung dịch HCl và H2SO4 loãng.
Câu 183: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
A. MgSO4 và FeSO4.
B. MgSO4 và Fe2(SO4)3.
C. MgSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3.
D. MgSO4
Câu 184: Kim loại nào sau đây tan được trong cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl
A. Al
B. Fe
C. Cr
D. cả Cr và Al
Câu 185: Ở điều kiện thường, kim loại có độ cứng lớn nhất là
A. Al
B. K
C. Cr
D. Fe
Câu 186: Cho dãy kim loại : Zn, Fe, Cr. Thứ tự giảm dần độ hoạt động hóa học của các kim loại từ trái sang phải trong dãy là
A. Zn, Cr, Fe
B. Cr, Fe, Zn
C. Fe, Zn, Cr.
D. Zn, Fe, Cr.
Câu 187: Ion Xn+ có cấu hình electron là 1s22s22p6, X là nguyên tố thuộc nhóm A. Số nguyên tố hóa học thỏa mãn với điều kiện của X là
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Câu 188: Một vật làm bằng sắt tráng thiếc (sắt tây), trên bề mặt vết sây sát tới lớp sắt. Khi vật này tiếp xúc với không khí ẩm thì
A. Fe bị oxi hóa.
B. Sn bị oxi hóa.
C. Fe bị khử.
D. Sn bị khử.
Câu 189: Cho các kim loại Fe, Cu, Ag và Zn. Số kim loại tan được trong dung dịch Fe(NO3)3 dư là
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 190: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa. Chất X là
A. Fe(NO3)3.
B. Al(NO3)3.
C. Fe(NO3)2.
D. Cu(NO3)2.
Câu 191: Chất X tác dụng được với dung dịch NaOH giải phóng khí hidro. Vậy X là
A. Cu.
B. Fe.
C. Si.
D. Cl2.
Câu 192: Oxit nào sau đây là oxit bazơ?
A. CrO3.
B. Al2O3.
C. Cr2O3.
D. MgO.
Câu 193: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là
A. Fe
B. Li.
C. Au.
D. Cu.
Câu 194: Kim loại nào sau đây không thể điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch?
A. Zn.
B. Fe.
C. Cu.
D. Na.
Câu 195: Cho các chất sau: Na2O, MgO, CrO3, Al2O3, Fe2O3, Cr. Số chất tan được trong nước là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 196: Tiến hành 4 thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.
(b) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
(c) Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3.
(d) Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm xuất hiện sự ăn mòn điện hóa là
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 197: Cho các phương pháp sau:
(a) Gắn kim loại kẽm vào kim loại sắt.
(b) Gắn kim loại đồng vào kim loại sắt.
(c) Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.
(d) Tráng thiếc lên bề mặt sắt.
Số phương pháp điện hóa được sử dụng để bảo vệ kim loại sắt không bị ăn mòn là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 198: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy oxit tương ứng?
A. Na.
B. Al.
C. Cr.
D. Fe.
Câu 199: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Nhiệt phân muối CaCO3.
(2) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ.
(3) Nung nóng hỗn hợp rắn Al và CuO (trong điều kiện không có không khí).
(4) Cho Cu tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 dư.
(5) Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư.
(6) Dẫn khí H2 dư đi qua bột MgO, nung nóng.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 200: Kim loại nào trong số các kim loại dưới đây không khử được ion Fe3+ trong dung dịch?
A. Cu.
B. Zn.
C. Ag.
D. Fe.
Câu 201: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại Na, K đều khử được H2O ở điều kiện thường.
B. Để bảo quản kim loại kiềm cần ngâm chìm trong dầu hỏa.
C. Cho Na kim loại vào dung dịch FeSO4 thu được Fe.
D. Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ.
Câu 202: Dung dịch nào sau đây không phản ứng với Al?
A. CuSO4.
B. HCl.
C. NaOH.
D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 203: Phương pháp điều chế kim loại Mg là
A. điện phân nóng chảy MgCl2.
B. cho Na tác dụng với dung dịch MgCl2.
C. khử MgO bằng CO.
D. điện phân dung dịch MgCl2.
Câu 204: Kim loại Fe không phản ứng với
A. dung dịch AgNO3.
B. Cl2.
C. Al2O3.
D. dung dịch HCl đặc nguội.
Câu 205: Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Tính dẻo.
B. Tính cứng.
C. Ánh kim.
D. Tính dẫn điện.
Câu 206: Trường hợp nào sau đây xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa?
A. Đốt Fe trong bình chứa Cl2.
B. Cho thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
C. Gang thép để trong không khí ẩm.
D. Cho thanh Fe vào dung dịch HNO3.
Câu 207: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất, là vật liệu quan trọng trong việc sản xuất anot của pin điện là
A. Cs.
B. Hg.
C. Al.
D. Li.
Câu 208: Kim loại nào sau đây tan được với dung dịch NaOH?
A. Cr.
B. Fe.
C. Al.
D. Cu.
Câu 209: Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn có
A. Fe2O3.
B. Al.
C. Al2O3.
D. Fe.
Câu 210: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch nào sau đây thu được kim loại?
A. KCl.
B. MgCl2.
C. Cu(NO3)2.
D. Al(NO3)3.
Câu 211: Phản ứng hóa học nào sau đây chỉ xảy ra trong quá trình điện phân dung dịch?
A. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
B. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2+ 2H2SO4
C. CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
D. Cu + 2AgNO3 → 2Ag+ Cu(NO3)2
Câu 212: Điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan X. Hấp thụ CO2, dư vào dung dịch Ba(OH)2, thu được dung dịch chất Y. Cho X tác dụng với Y theo tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1, thu được chất Z. tan trong nước. Chất Z là
A. Ba(HCO3)2
B. K2CO3
C. Ba(OH)2
D. KHCO3
Câu 213: Khi điện phân nóng chảy NaCl, tại anot xảy ra:
A. sự khử Na+
B. sự oxi hóa Cl-
C. sự oxi hóa Na+
D. sự khử Cl-
Câu 214: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy oxit tương ứng?
A. Na.
B. Al.
C. Cr.
D. Fe.
Câu 215: Natri, kali và canxi, magie được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp
A. Thuỷ luyện.
B. Nhiệt luyện.
C. Điện phân nóng chảy.
D. Điện phân dung dịch.
Câu 216: X là kim loại hoạt động mạnh, không thể điều chế X bằng cách điện nóng chảy muối halogenua của nó. Kim loại X là
A. Al.
B. Na.
C. Ca.
D. Ba.
Câu 217: Phản ứng nào xảy ra ở catot trong quá trình điện phân MgCl2 nóng chảy ?
A. sự oxi hoá ion Mg2+.
B. sự khử ion Mg2+.
C. sự oxi hoá ion Cl-.
D. sự khử ion Cl-.
Câu 218: Điện phân dung dịch nào sau đây, thì có khí thoát ra ở cả 2 điện cực (ngay từ lúc mới đầu bắt đầu điện phân)
A. Cu(NO3)2.
B. FeCl2.
C. K2SO4.
D. FeSO4.