ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 8
TỔNG HỢP
ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 8
TỔNG HỢP
Câu 91: Oxit nào sau đây không bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao?
A. Al2O3.
B. ZnO.
C. Fe2O3.
D. FeO.
Câu 92: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm.
(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 93: Kim loại nào sau đây có màu trắng hơi xám?
A. Au.
B. Fe.
C. Ag.
D. Cu.
Câu 94: Kim loại nào sau đây có số oxi hóa +1 duy nhất trong hợp chất?
A. Al.
B. Fe.
C. Ca.
D. K.
Câu 95: Trong số các thí nghiệm sau, có mấy thí nghiệm chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học?
(1) Đốt cháy dây sắt trong không khí khô.
(2) Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO4.
(3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2.
(4) Cho Fe vào dung dịch AgNO3.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 96: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vàng.
B. Bạc.
C. Đồng.
D. Nhôm.
Câu 97: Trong số các trường hợp sau, có mấy trường hợp không xảy ra ăn mòn điện hóa?
(1) Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển.
(2) Sự gỉ của gang trong không khí ẩm.
(3) Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4.
(4) Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 98: Cho các hợp kim sau: Cu – Fe (1); Zn – Fe (2); Fe – C (3); Sn – Fe (4). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì số hợp kim mà trong đó Fe bị ăn mòn trước là
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 99: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất?
A. Li.
B. Cs.
C. Na.
D. K.
Câu 100: Kim loại nào sau đây là thành phần của hợp kim dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân?
A. Li.
B. Ca.
C. Na.
D. Al.
Câu 101: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nối một dây Al với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.
(b) Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(c) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.
(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra sự ăn mòn điện hóa học là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 102: Kim loại nào sau đây có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua?
A. Cu.
B. Au.
C. Al.
D. Ag.
Câu 103: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Đốt bột Al trong khí O2.
(2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng, nguội.
(3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2.
(4) Cho lá hợp kim Fe-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm mà kim loại bị ăn mòn hoá học là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 104: Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây?
A. Al2O3.
B. MgO.
C. CaO.
D. CuO.
Câu 105: Kim loại có số oxi hóa +3 duy nhất là
A. Al.
B. Fe.
C. Ca.
D. Na.
Câu 106: Kim loại nào sau đây dùng làm đồ trang sức và bảo vệ sức khỏe?
A. Cu.
B. Ag.
C. Au.
D. Fe.
Câu 107: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của nó?
A. Al.
B. Ca.
C. Cu.
D. Fe.
Câu 108: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. W.
B. Al.
C. Na.
D. Fe.
Câu 109: Kim loại M có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt điện, điện phân. Kim loại M là
A. Mg.
B. Cu.
C. Al.
D. Na.
Câu 110: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu xanh. Chất X là
A. Fe2(SO4)3.
B. Mg(NO3)2.
C. CuCl2.
D. ZnCl2.
Câu 111: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng điện phân dung dịch muối?
A. K.
B. Al.
C. Ca.
D. Cu.
Câu 112: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
(b) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;
(c) Cho lá Zn vào dung dịch HCl;
(d) Để miếng gang ngoài không khí ẩm.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 113: Cho dung dịch HCl vào lần lượt các dung dịch sau: K2Cr2O7, Fe(NO3)2, FeCl3, NaCrO2. Số trường hợp xảy ra phản ứng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 114: Kim loại nào sau đây nóng chảy ở 3410oC?
A. Cu.
B. W.
C. Al.
D. Cr.
Câu 115: Tiến hành 3 thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh kẽm (Zn) nguyên chất trong dung dịch HCl 1M.
(b) Nhúng thanh kẽm (Zn) nguyên chất trong dung dịch HCl 1M có nhỏ vài giọt CuSO4.
(c) Nhúng thanh kẽm (Zn) lẫn tạp chất bạc (Ag) trong dung dịch HCl 1M.
Tốc độ thoát khí hiđro ở các thí nghiệm (a), (b), (c) lần lượt là v1, v2, v3. Kết luận đúng về tốc độ giải phóng khí ở các thí nghiệm là:
A. v1 < v2 < v3.
B. v1 < v3 < v2.
C. v2 < v1 < v3.
D. v3 < v2 < v1.
Câu 116: Cho dãy các chất: CrO3, FeO, Fe, Cr(OH)3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 117: Cho các phát biểu sau:
(a) Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát bên trong, để trong không khí ẩm thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước.
(b) Nối thành kẽm với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ được bảo vệ.
(c) Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hoá.
(d) Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 118: Kim loại nào sau đây nóng chảy ở -39oC?
A. Na.
B. Hg.
C. Al.
D. Cr.
Câu 119: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch NaOH?
A. Zn.
B. Al.
C. Na
D. Mg.
Câu 120: Bột kim loại X tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, không có khí thoát ra. X có thể là kim loại nào?
A. Cu.
B. Mg.
C. Ag.
D. Fe.