ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 7
TỔNG HỢP
ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 7
TỔNG HỢP
Câu 61: Cho các phát biểu sau:
(1) Fe khử được Cu2+ trong dung dịch;
(2) Fe2+ oxi hóa được Ag+ trong dung dịch;
(3) Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+ ;
(4) Ag có tính khử mạnh hơn Fe;
(5) Tính oxi hóa của các ion tăng dần theo thứ tự: Fe2+ , Fe3+ , H+ , Cu2+ , Ag+ .
Số phát biểu không đúng là
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 62: Kim loại nào sau đây tác dụng với Cl2 và HCl tạo ra cùng một muối là
A. Cu.
B. Mg.
C. Fe.
D. Ag.
Câu 63: Kim nào sau đây có tính khử yếu nhất?
A. Fe.
B. Al.
C. Ag.
D. Na.
Câu 64: Kim loại nào sau đây được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa?
A. Al.
B. Mg.
C. Cu.
D. Na.
Câu 65: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?
A. Bột sắt.
B. Bột lưu huỳnh.
C. Bột than.
D. Nước.
Câu 66: Cho các nhận định sau:
(a) Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.
(b) Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.
(c) Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát bên trong, để trong không khí ẩm thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước.
(d) Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.
Số nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 67: Cho các nhận định sau:
(a) Kim loại có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau là do mật độ electron tự do khác nhau.
(b) Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
(c) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
(d) Ăn mòn hoá học phát sinh dòng điện.
Số nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 68: Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ?
A. Cu.
B. Fe.
C. Al.
D. Au.
Câu 69: Cho một lượng nhỏ kim loại X vào dung dịch Na2SO4, thu được khí Y và kết tủa Z. Kim loại X là
A. Ba.
B. Mg.
C. Cu.
D. K.
Câu 70: Trong số các trường hợp sau, có mấy trường hợp không xảy ra ăn mòn điện hóa?
(a) Cho lá kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
(b) Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây bằng đồng nối với một đoạn dây bằng thép.
(c) Một tấm tôn che mái nhà.
(d) Những thiết bị bằng kim loại thường xuyên tiếp xúc với hơi nước.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 71: Kim loại X tác dung với H2SO4 loãng cho khí H2. Măṭ khác, oxit của X bị H2 khử thành kim loại ở nhiêṭ đô ̣cao. X là kim loaị nào?
A. Fe.
B. Al.
C. Mg.
D. Cu.
Câu 72: Cho các nhận định sau:
(a) Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài vỏ tàu (phần chìm trong nước biển) những khối kẽm.
(b) Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hoá-khử.
(c) Bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men lên bề mặt vật dụng bằng kim loại để chống sự ăn mòn kim loại.
(d) Cho Al tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4, sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học.
Số nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 73: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. Cu.
B. Na.
C. Hg.
D. Fe.
Câu 74: Cho các nhận định sau:
(a) Thủy ngân là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
(b) Nguyên tử của các nguyên tố Na, Cr và Cu đều có một electron ở lớp ngoài cùng.
(c) Trong số các kim loại: Fe, Ag, Au, Al thì Al có độ dẫn điện kém nhất.
(d) Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hoá học.
Số nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 75: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Kim loại X là
A. Hg.
B. Cr.
C. Pb.
D. W.
Câu 76: Khi cho mẫu Zn vào bình đựng dung dịch X, thì thấy khối lượng chất rắn trong bình từ từ tăng lên. Dung dịch X là
A. Cu(NO3)2.
B. AgNO3.
C. KNO3.
D. Fe(NO3)3.
Câu 77: Cho các nhận định sau:
(a) Fe2+ oxi hoá được Cu.
(b) Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó.
(c) Ăn mòn kim loại được chia làm 2 dạng: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá học.
(d) Đốt cháy dây sắt trong không khí khô chỉ có quá trình ăn mòn hóa học.
Số nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 78: Hỗn hợp E gồm ba kim loại X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 : 1. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho E tác dụng với nước dư, thu được V1 lít khí.
Thí nghiệm 2: Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được V2 lít khí.
Thí nghiệm 3: Cho E tác dụng với dung dịch HC dư, thu được V3 lít khí.
Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn và V1 < V2 < V3. Ba kim loại X, Y, Z lần lượt là
A. Na, Al, Fe.
B. Ba, Al, Cu.
C. Ba, Al, Fe.
D. Na, Al, Cu.
Câu 79: Cho hỗn hợp bột Fe và Al vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa các cation nào?
A. Al3+, Fe2+ và Ag+.
B. Al3+, Fe3+ và Ag+.
C. Al3+ và Fe2+.
D. Al3+ và Fe3+.
Câu 80: Dãy nào sau đây gồm các kim loại đều được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Zn, Mg, Ag.
B. Ba, Fe, Cu.
C. Al, Cu, Al.
D. Cr, Fe, Cu.
Câu 81: Ở nhiệt độ thường, dung dịch HNO3 đặc có thể chứa trong loại bình bằng kim loại nào sau đây?
A. Magie.
B. Kẽm.
C. Natri.
D. Nhôm.
Câu 82: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là:
A. Cu, Pb và Ag.
B. Cu, Fe và Al.
C. Fe, Mg và Al.
D. Fe, Al và Cr.
Câu 83: Nhúng thanh kim loại Mg tinh khiết vào mỗi dung dịch riêng biệt sau đây: NaCl, HCl, AgNO3, CuCl2, MgCl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3
Câu 84: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất ?
A. Li.
B. Ca.
C. Cs.
D. Cr.
Câu 85: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Mg.
B. K.
C. Al.
D. Cu.
Câu 86: Oxit kim loại không bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao là
A. Fe2O3.
B. NiO.
C. CuO.
D. MgO.
Câu 87: Ngâm đinh sắt vào 1 trong 4 dung dịch sau: NaCl, FeCl3, H2SO4, Cu(NO3)2. Hỏi trường hợp nào sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. NaCl.
B. FeCl3.
C. H2SO4.
D. Cu(NO3)2.
Câu 88: Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Dung dịch nào sau đây khi lấy dư không thể hòa tan hết X?
A. HNO3 loãng.
B. H2SO4 loãng.
C. NaNO3 trong HCl.
D. H2SO4 đặc, nóng.
Câu 89: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
(2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng có lẫn CuCl2.
(4) Nhúng thanh thép vào dung dịch HCl loãng.
(5) Nhúng thanh Cu nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 90: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. Cu.
B. Cr.
C. W.
D. Fe.