ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 6
TỔNG HỢP
ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 6
TỔNG HỢP
Câu 30: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính oxi hóa
B. tính bazơ
C. tính khử
D. tính axit
Câu 31: Khi vật bằng gang, thép bị ăn mòn điện hoá, nhận định nào sau đây đúng?
A. Cacbon là cực dương, xảy ra quá trình oxi hoá.
B. Sắt là cực dương, xảy ra quá trình khử
C. Sắt là cực âm, xảy ra quá trình oxi hoá.
D. Cacbon là cực âm, xảy ra quá trình oxi hoá
Câu 32: Trong số các kim loại Al, Zn, Fe, Ag. Kim loại nào không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng ở nhiệt độ thường
A. Ag
B. Zn
C. Al
D. Fe
Câu 33: Trong không khí ẩm, các vật dụng bằng gang thường bị ăn mòn điện hóa học, tại catot xảy ra quá trình
A. khử O2 hòa tan trong nước
B. oxi hóa Fe
C. oxi hóa O2 hòa tan trong nước
D. khử H2O
Câu 34: Khuấy đều hỗn hợp bột kim loại gồm Al và Fe trong dung dịch CuCl2, thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Thêm vào Y dung dịch NaOH loãng dư, lọc kết tủa tạo thành rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn T gồm hai oxit kim loại. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hai oxit kim loại đó là
A. Al2O3, Fe2O3
B. Al2O3, CuO
C. Fe2O3, CuO
D. Al2O3, Fe3O4
Câu 35: Trong thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Cho lá Cu nguyên chất vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3
B. Cho lá Fe nguyên chất vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng
C. Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2
D. Nhúng thanh kẽm nguyên chất vào dung dịch HC1
Câu 36: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. Cr.
B. W.
C. P
D. Os
Câu 37: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a). Đốt bột nhôm nguyên chất trong không khí.
(b). Ngâm thanh thép vào dung dịch giấm ăn.
(c). Ngâm thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(d). Cho lá kẽm nguyên chất vào dung dịch chứa H2SO4 và CuSO4.
Các thí nghiệm không xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. (a),(b).
B. (c),(d).
C. (b),(d).
D. (a),(c).
Câu 38: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Fe3+
B. Ag+
C. Cu2+
D. H+
Câu 39: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng bằng 7,2 gam/cm3 và có màu trắng ánh bạc?
A. Cu.
B. Fe.
C. Cr.
D. Al.
Câu 40: Kim loại nào sau đây có cấu hình electron lớp ngoài là 4s1?
A. Na.
B. K.
C. Ca.
D. Ba.
Câu 41: Kim loại nào sau đây không khử được ion Ag+ trong dung dịch AgNO3 thành Ag?
A. Al.
B. Mg.
C. Fe.
D. K.
Câu 42: Kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Au.
B. Ag.
C. Al.
D. Cu.
Câu 43: Kim loại nào sau đây có cấu hình electron lớp ngoài là 3s1?
A. Na.
B. K.
C. Ca.
D. Ba.
Câu 44: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Fe3+.
B. Cu2+.
C. Fe2+.
D. Al3+.
Câu 45: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?
A. Zn.
B. Hg.
C. Ag.
D. Cu.
Câu 46: Kim loại nào sau đây có số oxi hóa +2 duy nhất trong hợp chất?
A. Al.
B. Fe.
C. Mg.
D. Na.
Câu 47: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
A. HCl.
B. K3PO4.
C. KBr.
D. HNO3.
Câu 48: Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng nào sau đây?
A. Bọt khí bay lên ít và chậm dần.
B. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều dần lên.
C. Không có bọt khí bay lên.
D. Dung dịch không chuyển màu.
Câu 49: Kim loại cứng nhất là
A. Cr.
B. Os.
C. Pb.
D. W.
Câu 50: Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường?
A. Ca.
B. Fe.
C. Cu.
D. Ag.
Câu 51: Chất X tan trong nước và tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng, giải phóng khí mùi trứng thối. Chất X là chất nào sau đây?
A. NaHCO3.
B. FeS.
C. Na2S.
D. Na2CO3.
Câu 52: Kim loại M phản ứng được với các dung dịch HCl, Cu(NO3)2, HNO3 (đặc, nguội). M là kim loại nào dưới đây?
A. Zn.
B. Ag.
C. Al.
D. Fe.
Câu 53: Cho bốn ống nghiệm chứa dung dịch HCl, nhúng vào mỗi ống một mẩu kẽm. Sau đó cho thêm một vài giọt dung dịch muối X vào. Muối X là muối nào thì khí H2 thoát ra nhanh nhất?
A. NiSO4.
B. CuSO4.
C. FeSO4.
D. SnSO4.
Câu 54: Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là
A. W.
B. Pb.
C. Os.
D. Cr.
Câu 55: Kim loại nào sau đây có số oxi hóa +1 duy nhất trong hợp chất?
A. Al.
B. Fe.
C. Ca.
D. Na.
Câu 56: Cho hỗn hợp Mg và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm
A. Cu.
B. CuCl2; MgCl2.
C. Cu; MgCl2.
D. Mg; CuCl2.
Câu 57: Cho các nhận định sau:
(a) Để chống sự ăn mòn sắt, người ta tráng thiếc, kẽm lên sắt.
(b) Ngâm một lá sắt được quấn dây đồng trong dung dịch HCl loãng sẽ xảy ra hiện tượng ăm mòn điện hóa.
(c) Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH loãng sẽ xảy ra hiện tượng ăm mòn hóa học.
(d) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp sẽ thu được khí Cl2 ở anot.
Số nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 58: Chất X tham gia phản ứng theo sơ đồ sau:
X + HNO3 loãng, dư → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
Có bao nhiêu chất X thỏa mãn tính chất trên?
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 6.
Câu 59: Trong dãy các kim loại sau: Ag, Cu, Fe, Mg. Kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Ag.
B. Fe.
C. Mg.
D. Cu.
Câu 60: Kim loại cứng nhất là
A. nhôm.
B. sắt.
C. kim cương.
D. crom.