ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 5
TỔNG HỢP
ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 5
TỔNG HỢP
Câu 1: Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không do các electron tự do trong kim loại gây ra?
A. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt.
B. Ánh kim.
C. Tính dẻo.
D. Tính cứng.
Câu 2: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vàng.
B. Bạc.
C. Đồng.
D. Nhôm.
Câu 3: Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch H2SO4 (loãng, nguội)?
A. Fe.
B. Zn.
C. Ag.
D. Mg.
Lời giải
Đáp án C
Ag là kim loại có tính khử yếu, đứng sau hiđro do đó không thể đẩy hiđro ra khỏi phân tử axit → Ag không thể phản ứng với dung dịch H2SO4.
Câu 4: Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép các khối kim loại
A. Ag.
B. Zn.
C. Cu.
B. Pb.
Lời giải
Đáp án B.
Thép là hợp kim có bản chất phần lớn là sắt (Fe) với cacbon (từ 0,01 – 2%) và một số nguyên tố khác. Do đó để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, ta phải chọn một kim loại đứng trước sắt trong dãy điện hóa để gắn vào mặt ngoài của ống, khi đó kim loại được gắn vào sẽ bị ăn mòn trước, vỏ ống bằng thép bên trong sẽ được bảo vệ. Do đó chỉ có kim loại Zn (kẽm) là thỏa mãn.
Câu 5: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho NaO2 vào dung dịch H2SO4 loãng.
B. Cho kim loại K nóng chảy vào lọ chứ khí Cl2.
C. Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.
D. Cho kim loại Be vào dung dịch NaCl.
Lời giải
Đáp án D
A. Cho Na2O vào dung dịch H2SO4 loãng.
Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
B. Cho kim loại K nóng chảy vào lọ chứa khí Cl2.
2K + Cl2 → 2KCl
C. Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
D. Cho kim loại Be vào dung dịch NaCl.
Kim loại Be không phản ứng với nước kể cả ở nhiệt độ cao.
Câu 6: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Tính dẫn điện.
B. Tính cứng.
C. Có ánh kim.
D. Tính dẻo.
Câu 7: Trong các kim loại sau đây, kim loại nào có tính khử yếu nhất?
A. Mg.
B. Al.
C. Na.
D. Ag.
Câu 8: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất?
A. Cr.
B. Na.
C. Al.
D. Fe.
Câu 9: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho Al tiếp xúc với khí clo.
B. Cho Mg vào dung dịch NaHSO4 và NaNO3.
C. Cho Fe vào dung dịch Fe(NO3)3.
D. Cho Fe(NO3)3 vào dung dịch AgNO3.
Câu 10: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Ca.
B. K.
C. Mg.
D. Cu.
Câu 11: Nhận đỉnh nào sau đây không đúng?
A. Nước chứa ít hoặc không có các ion Ca2+, Mg2+ gọi là nước mềm.
B. Nước cứng chỉ chứa anion HCO3– là nước cứng tạm thời, còn nước cứng chỉ chứa anion Cl– hoặc SO42– hoặc cả hai là nước cứng vĩnh cửu.
C. Nước có nhiều Ca2+ và Mg2+ gọi là nước cứng.
D. Nước tự nhiên thường chỉ có tính cứng tạm thời.
Câu 12: Phản ứng hóa học nào sau đây là sai?
A. CaCO3 → CaO + CO2.
B. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.
C. Fe + Cl2 → FeCl2
D. Mg + H2O → MgO + H2.
Câu 13: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư;
(2) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2;
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư;
(4) Dần khí H2 dư qua bột CuO nung nóng;
(5) Nhiệt phân AgNO3;
(6) Điện phân dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm có thể thu được kim loại là
A. 2.
B. 4
C. 5.
D. 3.
Câu 14: Cho các hỗn hợp sau vào nước dư:
(1) Na2O và Al2O3 (tỉ lệ số mol 1:1);
(2) Ba(HCO3)2 và NaOH (tỉ lệ số mol 1:2);
(3) Cu và FeCl3 (tỉ lệ số mol 2:1);
(4) Al(OH)3 và Ba(OH)2 (tỉ lệ số mol 1:2);
(5) K và KHCO3 (tỉ lệ số mol 1:1);
(6) Fe và AgNO3 (tỉ lệ số mol 1:3);
(7) NaHS và Ba(OH)2 (tỉ lệ số mol 2:1);
(8) Na và Al (tỉ lệ số mol 3:1);
(9) Al, Al2O3, KOH và Na (tỉ lệ số mol 1:2:1:2).
Số hỗn hợp tan hoàn toàn tạo dung dịch đồng nhất và không còn chất rắn là
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 7.
Câu 15: Điện phân dung dịch chứa các cation sau: (1) Ag+ ; (2) Fe2+ ; (3) Fe3+; (4) Zn2+ (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%). Thứ tự các cation bị khử tại catot (từ trái sang phải) lần lượt là
A. (3), (1), (2), (4).
B. (1), (3), (4), (2).
C. (3), (1), (4), (3).
D. (1), (3), (2), (4).
Câu 16: Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ), tại anot xảy ra quá trình
A. khử H2O.
B. oxi hóa Ag+.
C. khử Ag+.
D. oxi hóa H2O.
Câu 17: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Mg
B. Ca
C. Na
D. Fe
Lời giải
Đáp án D
Phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế các kim loại có tính khử trung bình (từ Zn trở về sau) bằng cách khử ion kim loại trong trường hợp chất ở nhiệt cao bằng các chất khử như C, CO, H2 hoặc các kim loại hoạt động như Al Trong số các kim loại trên chỉ có Fe được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện (ngoài ra Fe cũng có thể được điều chế bằng phương pháp thủy luyện, điện phân dung dịch ); Mg, Ca(OH)2, Na được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất của chúng (thường là muối clorua).
Câu 18: Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe trong dung dịch là?
A. Zn2+, Cu2+, Ag+
B. Fe3+, Cu2+, Ag+
C. Mg2+, Au3+, Fe3+.
D. Al3+, Cu2+, Ag+
Câu 19: Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tính khử tăng dần (từ trái sang phải) là
A. Mg, K, Fe, Cu
B. Cu, Fe, K, Mg.
C. K, Mg, Fe, Cu.
D. Cu, Fe, Mg, K.
Câu 20: Kim loại crom tan được trong dung dịch
A. BaCl2.
B. Mg(NO3)2.
C. HCl (nóng).
D. NaOH.
Câu 21: Dãy gồm các kim loại đều bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. Al, Fe, Cr.
B. Cr, Fe, Zn.
C. Mg, Fe, Al.
D. Al, Zn, Cr.
Câu 22: Kim loại sắt bị ăn mòn điện hóa khi ngâm trong dung dịch nào sau đây?
A. FeCl3.
B. Al(NO3)3.
C. NaCl.
D. CuSO4.
Câu 23: Trong nhiệt kế có chứa thủy ngân rất độc. Khi vỡ nhiệt kế, nên dùng chất nào sau đây để thu hồi thủy ngân một cách tốt nhất?
A. Cát.
B. Lưu huỳnh.
C. Than.
D. Muối ăn.
Lời giải
+ Phản ứng xảy ra ngay ở nhiệt độ thường.
+ Tạo thành hợp chất rắn HgS, dễ xử lí và ít độc hơn so với lưu huỳnh.
Câu 24: Ngâm một lá kẽm nhỏ, tinh khiết trong ống nghiệm chứa dung dịch HCl thấy có bọt khí thoát ra từ từ. Để bọt khí thoát ra nhanh hơn, có thể thêm vào ống nghiệm một vài giọt dung dịch nào sau đây?
A. CuSO4.
B. MgCl2.
C. K2SO4.
D. NaCl.
Lời giải
Đáp án A
Lá Zn đang bị ăn mòn hóa học. Để bọt khí thoát ra nhanh hơn, vì các đáp án đều là muối nên để ta không thể tăng nồng độ axit, ta chỉ có thể tạo ra sự ăn mòn điện hóa. Để tạo ra điện cực thứ hai, dung dịch muối thêm vào phải chứa cation của kim loại có tính khử yếu hơn Zn.
→Chỉ có dung dịch CuSO4 thỏa mãn: Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu
Câu 25: Kim loại nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường?
A. W.
B. Li.
C. Hg.
D. Pb.
Câu 26: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Be
B. Sr.
C. Cs.
D. Ca.
Câu 27: Kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Ag.
B. Cu.
C. Au.
D. Fe.
Lời giải
Đáp án A
Tính dẫn điện của các kim loại: Ag > Cu > Au > Fe.
Câu 28: Cho các kim loại sau: Na, Cr, Al, Cu. Kim loại mềm nhất trong dãy là
A. Al
B. Cr
C. Cu
D. Na
Câu 29: Phản ứng nào sau đây là phản ứng điều chế kim loại theo phương pháp nhiệt luyện?
A. 2Al2O3 → 4Al + 3O2 (đpnc)
B. CuCl2 → Cu + Cl2 (đpnc)
C. Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe
D. CuO + CO → Cu + CO2 (to)
Câu 30: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính oxi hóa
B. tính bazơ
C. tính khử
D. tính axit