ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 4
ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 4
Câu 91: Hai kim loại Al, Cu là những kim loại khác nhau, có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau là do yếu tố nào sau đây:
A. mật độ e tự do khác nhau.
B. mật độ ion dương khác nhau.
C. kiểu mạng tinh thể không giống nhau.
D. tỉ khối khác nhau.
Câu 92: Kim loại nào sau đây dẫn nhiệt tốt nhất:
A. Fe.
B. Ag.
C. Al.
D. Au.
Câu 93: Kim loại Zn có thể khử được ion nào sau đây?
A. Mg2+.
B. K+.
C. Na+.
D. H+.
Câu 94: Cho từ từ dung dịch Pb(NO3)2 vào ống nghiệm đựng dung dịch H2S. Hiện tượng xảy ra là
A. có hiện tượng sủi bọt khí.
B. có kết tủa đen.
C. vừa có kết tủa, vừa có chất khí.
D. có kết tủa trắng.
Câu 95: Chất nào sau đây có thể oxi hoá Ni thành Ni2+:
A. K+.
B. H2.
C. Al3+.
D. Cu2+.
Câu 96: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Sn.
B. Hg.
C. Pb.
D. Al.
Câu 97: Phản ứng Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NH4NO3 + H2O. Tổng các hệ số cân bằng của phản ứng là
A. 9.
B. 50.
C. 64.
D. 58.
Câu 98: Sắt kim loại bị oxi hoá trong dung dịch bởi ion kim loại nào dưới đây?
A. Fe3+.
B. Al3+.
C. Zn2+.
D. Mg2+.
Câu 99: Chất nào sau đây có thể khử Fe2+ thành Fe.
A. Ag+.
B. H+.
C. Cu.
D. Al.
Câu 100: Dung dịch chất có pH nhỏ hơn 7 là
A. AlCl3.
B. Na2CO3.
C. NaCl.
D. CH3COONa.
Câu 101: Kim loại nào sau đây dẫn điện kém nhất:
A. Ag.
B. Au.
C. Al.
D. Fe.
Câu 102: Có thể coi chất khử trong phép điện phân là
A. dòng điện trên catot.
B. bình điện phân.
C. dây dẫn điện.
D. điện cực.
Câu 103: Kim loại nào sau đây mềm nhất?
A. Al.
B. Cu.
C. Ag.
D. Au.
Câu 104: Dung dịch nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. Na2CO3.
B. K2SO4.
C. CH3COONa.
D. NH4Cl.
Câu 105: Cation M+ có cấu hình electron 1s22s22p6. Vậy M là nguyên tố:
A. ở chu kỳ 2, PNC nhóm III.
B. ở chu kỳ 3, PNC nhóm I.
C. ở chu kỳ 3, PNC nhóm III.
D. ở chu kỳ 2, PNC nhóm II.
Câu 106: Tính chất hoá học chung của ion kim loại Mn+ là
A. tính oxi hoá.
B. tính khử.
C. tính hoạt động mạnh.
D. tính khử và tính oxi hoá.
Câu 107: Dãy các oxit kim loại bị khử bởi H2 khi nung nóng là
A. Al2O3, Fe2O3, ZnO.
B. Cr2O3, BaO, CuO.
C. Fe3O4, PbO, CuO.
D. CuO, MgO, FeO.
Câu 108: Trong các phản ứng hoá học, vai trò của kim loại và ion kim loại là
A. kim loại là chất khử, ion kim loại có thể là chất oxi hoá hoặc chất khử.
B. kim loại là chất khử, ion kim loại là chất oxi hoá.
C. kim loại là chất oxi hoá, ion kim loại là chất khử.
D. đều là chất khử.
Câu 109: Cho từ từ dung dịch axit HCl vào ống nghiệm chứa dung dịch Na2CO3 thì hiện tượng thu được là
A. kết tủa trắng.
B. sủi bọt khí.
C. vừa có kết tủa trắng vừa sủi bọt khí.
D. không hiện tượng gì.
Câu 110: “Ăn mòn hóa học” là sự phá huỷ kim loại do:
A. tác động cơ học.
B. kim loại phản ứng hoá học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.
C. kim loại tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo nên dòng diện.
D. tác dụng hoá học của môi trường xung quanh.
Câu 111: Cách li kim loại với môi trường là một trong những biện pháp chống ăn mòn kim loại. Cách làm nào sau đây thuộc về phương pháp này:
A. mạ một lớp kim loại (như crom, niken) lên kim loại.
B. phủ một lớp màng hợp chất hoá học bền vững lên kim loại (như oxit kim loại, photphat kim loại).
C. phủ một lớp sơn, vecni lên kim loại.
D. tất cả các phương pháp trên.
Câu 112: Khi cho luồng khí hiđrô dư đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm:
A. Al2O3, MgO, Fe, Cu.
B. Al, MgO, Fe, CuO.
C. Al, MgO, Fe, Cu.
D. Al2O3, MgO, FeO, Cu.
Câu 113: Cho các ion: Fe2+ (1); Ag+ (2); Cu2+ (3). Thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion đó là
A. (2) < (3) < (1).
B. (1) < (3) < (2).
C. (3) < (1) < (2).
D. (2) < (1) < (3).
Câu 114: Cho các ion: Fe3+ (1); Ag+ (2); Cu2+ (3). Thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion đó là
A. (2) < (3) < (1).
B. (1) < (3) < (2).
C. (3) < (1) < (2).
D. (2) < (1) < (3).
Câu 115: Cho 0,1 mol Fe vào 500 ml dung dịch AgNO3 1M thì dung dịch thu được chứa:
A. AgNO3.
B. AgNO3 và Fe(NO3)2.
C. Fe(NO3)3.
D. AgNO3 và Fe(NO3)3.
Câu 116: Các ion kim loại Ag+, Fe2+, Ni2+, Cu2+, Pb2+ có tính oxi hóa tăng dần theo chiều:
A. Fe2+< Ni2+< Pb2+< Ag+< Cu2+.
B. Fe2+< Ni2+< Pb2+<Cu2+< Ag+.
C. Fe2+< Ni2+< Cu2+< Pb2+< Ag+.
D. Ni2+< Fe2+< Pb2+<Cu2+< Ag+.
Câu 117: Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:
A. liên kết kim loại khác với liên kết ion.
B. liên kết kim loại giống với liên kết ion.
C. liên kết kim loại khác với liên kết phối trí.
D. liên kết kim loại khác với liên kết cộng hóa trị.
Câu 118: Cho suất điện động chuẩn Eo của các pin điện hoá: Eo(Cu-X) = 0,46V; Eo(Y-Cu) = 1,1V; Eo(Z-Cu) = 0,47V (X, Y, Z là ba kim loại). Dãy các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là
A. X, Cu, Y, Z.
B. Z, Y, Cu, X.
C. Y, Z, Cu, X.
D. X, Cu, Z, Y.
Câu 119: Chất nào sau đây có thể oxi hoá Mg thành Mg2+?
A. Ca2+.
B. Ag+.
C. Al.
D. Na+.
Câu 120: Phương pháp thuỷ luyện là phương pháp dùng kim loại có tính khử mạnh để khử ion kim loại khác trong hợp chất:
A. hidroxit kim loại.
B. oxit kim loại.
C. dung dịch muối.
D. muối ở dạng khan.
Câu 121: Chọn câu trả lời sai:
A. trong tự nhiên số lượng kim loại nhiều hơn phi kim.
B. trong 1 chu kỳ bán kính nguyên tử của kim loại nhỏ hơn của phi kim.
C. trong 1 chu kỳ, độ âm điện của kim loại nhỏ hơn của phi kim.
D. trong 1 PNC tính kim loại tăng dần từ trên xuống dưới.
Câu 122: Cation M3+ có cấu hình electron 1s22s22p6. Vậy M là nguyên tố:
A. ở chu kỳ 3, PNC nhóm I.
B. ở chu kỳ 3, PNC nhóm III.
C. ở chu kỳ 2, PNC nhóm III.
D. ở chu kỳ 2, PNC nhóm II.
Câu 123: Vai trò của Fe trong phản ứng:
Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 là
A. chất bị oxi hoá.
B. chất khử.
C. chất bị khử.
D. chất trao đổi.
Câu 124: Mệnh đề nào sau đây không đúng:
A. Al(OH)3 là 1 hiđroxit lưỡng tính.
B. Al là 1 kim loại lưỡng tính.
C. Mg là 1 kim loại có tính khử mạnh.
D. không thể điện phân nóng chảy AlCl3 để điều chế Al.