ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 3
ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 3
Câu 61: Khi cho các chất: Ag, Cu, CuO, Al, Fe vào dung dịch axit HCl thì các chất đều bị tan hết là
A. Cu, Al, Fe.
B. Cu, Ag, Fe.
C. CuO, Al, Fe.
D. Al, Fe, Ag.
Câu 62: Cho Na kim loại lượng dư vào dung dịch CuCl2 sẽ thu được kết tủa là
A. Cu(OH)2.
B. CuCl.
C. Cu.
D. tất cả đều đúng.
Câu 63: Chất nào sau đây có thể khử Ag+ thành Ag?
A. Pt.
B. K+.
C. H2.
D. Au.
Câu 64: Các nguyên tử kim loại liên kết với nhau chủ yếu bằng liên kết:
A. ion .
B. cộng hoá trị.
C. kim loại và cộng hoá trị.
D. kim loại.
Câu 65: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất:
A. hợp kim là hỗn hợp gồm nhiều kim loại khác nhau.
B. nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của các kim loại tạo nên hợp kim.
C. tinh thể xêmentit Fe3C thuộc loại tinh thể dung dịch rắn.
D. hợp kim thường mềm hơn các kim loại tạo nên hợp kim.
Câu 66: Dãy kim loại nào sau đây đều không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Al, Fe, Au, Mg.
B. Zn, Pt, Au, Mg.
C. Al, Fe, Zn, Mg.
D. Al, Fe, Au, Pt.
Câu 67: Hãy sắp xếp các cặp oxi hoá khử sau theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại: Fe2+/Fe (1); Pb2+/Pb (2); 2H+/H2 (3); Ag+/Ag (4); Na+/Na (5); Fe3+/Fe2+ (6); Cu2+/Cu (7).
A. (4) < (6) < (7) < (3) < (2) < (1) < (5).
B. (5) < (1) < (2) < (6) < (3) < (7) < (4).
C. (5) < (1) < (2) < (3) < (7) < (6) < (4).
D. (5) < (1) < (6) < (2) < (3) < (4) < (7).
Câu 68: Cho Eo(Al3+/Al) = -1,66V; Eo(Mg2+/Mg) = -2,37V; Eo(Fe2+/Fe) = -0,77V; Eo(Na+/Na) = -2,71V; Eo(Cu2+/Cu) = +0,34V .Nhôm có thể khử được ion kim loại nào dưới đây
A. Na+, Cu2+, Mg2+.
B. Cu2+, Fe2+, Mg2+.
C. Cu2+, Fe2+.
D. Cu2+, Mg2+.
Câu 69: Vỏ tàu biển làm bằng thép thường có ghép những mảnh kim loại khác để làm giảm ăn mòn vỏ tàu trong nước biển. Kim loại nào trong số các kim loại dưới đây phù hợp tốt nhất cho mục đích này là
A. magiê.
B. chì.
C. đồng.
D. kẽm.
Câu 70: Chất nào sau đây khi tác dụng với axit HNO3 không giải phóng khí:
A. Fe3O4.
B. FeCO3.
C. Fe2O3.
D. CaCO3.
Câu 71: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất:
A. bột Mg dư, lọc.
B. bột Cu dư, lọc.
C. bột Al dư, lọc.
D. bột Fe dư, lọc.
Câu 72: Cho các cặp oxi hoá – khử sau: Ca2+/ Ca (1); Cu2+/ Cu (2); Fe2+/ Fe (3); Au3+/ Au (4); Na+/ Na (5); Ni2+/ Ni (6). Sắp xếp theo thứ tự tăng tính oxi hoá của các ion kim loại là
A. (6) < (5) < (4) < (3) < (2) < (1).
B. (1) < (2) < (3) < (4) < (5) < (6).
C. (5) < (1) < (3) < (6) < (2) < (4).
D. kết quả khác.
Câu 73: Cho Fe (Z = 26). Cấu hình electron của nguyên tử Fe là
A. 1s22s22p63s23p63d8.
B. 1s22s22p63s23p64s23d6.
C. 1s22s22p53s3.
D. 1s22s22p63s23p63d64s2.
Câu 74: Từ dung dịch AgNO3 điều chế Ag bằng cách:
A. thêm kiềm vào dung dịch AgNO3 rồi dùng khí H2 để khử Ag2O ở tocao.
B. dùng Cu để khử Ag+ trong dung dịch.
C. điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ.
D. tất cả đều đúng.
Câu 75: Có 3 ống nghiệm đựng 3 dung dịch: Cu(NO3)2; Pb(NO3)2; Zn(NO3)2 được đánh số theo thứ tự ống là 1, 2, 3. Nhúng 3 lá kẽm (giống hệt nhau) X, Y, Z vào 3 ống thì khối lượng mỗi lá kẽm sẽ:
A. X giảm, Y tăng, Z không đổi.
B. X tăng, Y giảm, Z không đổi.
C. X giảm, Y giảm, Z không đổi.
D. X tăng, Y tăng, Z không đổi.
Câu 76: Hoà tan kim loại M vào dung dịch HNO3 loãng không thấy khí thoát ra. Kim loại M là
A. Hg.
B. Mg.
C. Cu.
D. Au.
Câu 77: Trong dãy điện hoá các kim loại thì cặp Na+/Na đứng trước cặp Ca2+/Ca. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Na+ có tính oxi hoá yếu hơn Ca2+ và Na có tính khử mạnh hơn Ca.
B. Na+ có tính oxi hoá mạnh hơn Ca2+.
C. Na có tính khử yếu hơn Ca.
D. tất cả đều sai.
Câu 78: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử các chất rắn NaCl, I2 và Fe có loại liên kết:
A. liên kết kim loại.
B. liên kết cộng hoá trị.
C. liên kết ion.
D. cả ba đáp án A,B,C .
Câu 79: Trong quá trình điện phân, những ion âm di chuyển về:
A. cực dương, ở đây xảy ra sự oxi hoá.
B. cực âm, ở đây xảy ra sự khử.
C. cực dương, ở đây xảy ra sự khử.
D. cực âm, ở đây xảy ra sự oxi hoá.
Câu 80: Trong số các kim loại: nhôm, sắt, đồng, chì, crôm thì kim loại cứng nhất là
A. nhôm.
B. đồng.
C. sắt.
D. crôm.
Câu 81: Từ dung dịch Cu(NO3)2 có thể điều chế Cu bằng cách:
A. cô cạn dung dịch rồi nhiệt phân muối rắn Cu(NO3)2.
B. cô cạn dung dịch rồi điện phân nóng chảy Cu(NO3)2.
C. dùng Fe khử Cu2+ trong dung dịch Cu(NO3)2.
D. B, C cả đều đúng.
Mở rộng: Nhiệt phân muối nitrat:
Câu 82: Cho Mg (Z=12). Cấu hình electron của ion Mg2+ là
A. 1s22s22p63s1.
B. 1s22s22p6.
C. 1s22s22p63s23p2.
D. 1s22s22p63s2.
Câu 83: Bản chất của ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá giống và khác nhau là
A. giống là tốc độ phản ứng, khác là có và không có phát sinh dòng điện.
B. giống là cả 2 đều phát sinh dòng điện, khác là chỉ có ăn mòn hoá học mới là quá trình oxi hoá khử.
C. giống là cả 2 đều là quá trình oxi hoá khử, khác là có và không có phát sinh dòng điện.
D. giống là cả 2 đều phản ứng với dung dịch chất điện li, khác là có và không có phát sinh dòng điện.
Câu 84: Câu nói hoàn toàn đúng là
A. dãy điện hoá của kim loại là một dãy những cặp oxi hoá – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của các kim loại và chiều giảm dần tính khử của các ion kim loại.
B. cặp oxi hoá khử của kim loại là một cặp gồm một chất oxi hoá và một chất khử.
C. Fe2+ có thể đóng vai trò là chất oxi hoá trong phản ứng này nhưng cũng có thể đóng vai trò chất khử trong phản ứng khác.
D. kim loại nhẹ là kim loại có thể dùng dao cắt ra.
Câu 85: Trong dãy điện hoá của kim loại, vị trí một số cặp oxi hoá – khử được sắp xếp như sau: Al3+/Al; Fe2+/Fe; Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Trong số các kim loại Al, Fe, Ni, Ag, Cu thì dãy các kim loại tác dụng được với dung dịch muối sắt III là
A. Al, Fe, Ni, Cu.
B. Al, Ag, Ni, Cu.
C. Al, Fe, Ni, Ag.
D. Ag, Fe, Ni, Cu.
Câu 86: Những kim loại khác nhau có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau. Sự khác nhau đó được quyết định bởi đặc điểm nào sau đây:
A. có tỉ khối khác nhau.
B. mật độ electron tự do khác nhau.
C. kiểu mạng tinh thể không giống nhau.
D. mật độ các ion dương khác nhau.
Câu 87: Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu người ta dùng cách:
A. ngâm hỗn hợp vào lượng dư dung dịch AgNO3.
B. ngâm hỗn hợp vào lượng dư dung dịch FeCl2.
C. nung hỗn hợp với oxi dư rồi hoà tan hỗn hợp thu được vào dung dịch HCl dư.
D. tất cả đều đúng.
Câu 88: Nhận biết ion Cu2+ ta dùng thuốc thử là dung dịch nào sau đây?
A. K2SO4.
B. KOH.
C. AgNO3.
D. NaCl.
Câu 89: Cho 3 kim loại Cu, Fe, Al và 4 dung dịch CuSO4, AgNO3, CuCl2 và FeSO4. Kim loại nào sau đây khử được cả 4 dung dịch muối?
A. Al.
B. Cu.
C. Fe.
D. tất cả sai.
Câu 90: Ý nào không đúng khi nói về nguyên tử kim loại:
A. lực liên kết giữa hạt nhân với các electron hoá trị tương đối yếu.
B. năng lượng ion hoá của kim loại lớn.
C. số electron hoá trị thường ít hơn so với phi kim.
D. bán kính nguyên tử tương đối lớn hơn so với phi kim trong cùng một chu kỳ.