POLIME - PHẦN 3
POLIME - PHẦN 3
Câu 61: Cao su lưu hóa có cấu tạo mạch là
A. mạch thẳng.
B. mạch vòng.
C. mạng lưới không gian.
D. mạch phân nhánh.
Câu 62: Tìm phát biểu không đúng?
A. tơ tằm là tơ thiên nhiên.
B. tơ visco là tơ thiên nhiên vì xuất xứ từ xenlulozơ.
C. tơ nilon-6,6 là tơ tổng hợp.
D. tơ hóa học gồm 2 loại là tơ nhân tạo và tơ tổng hợp.
Câu 63: Sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin có tên gọi là
A. cao su.
B. cao su buna.
C. cao su buna – S.
D. cao su buna – N.
Câu 64: Cho sơ đồ chuyển hóa:
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. axetanđehit, ancol etylic, buta-1,3-đien.
B. vinylaxetilen, buta-1,3-đien, acrilonitrin.
C. vinylaxetilen, buta-1,3-đien, stiren.
D. benzen, xiclohexan, amoniac.
Câu 65: Trong số các polime tổng hợp sau đây: Nhựa PVC (1), cao su isopren (2), nhựa bakelit (3), poli(metyl metacrylat) (4), tơ nilon – 6,6 (5). Các polime là sản phẩm trùng ngưng gồm:
A. (1) và (5).
B. (1) và (2).
C. (3) và (4).
D. (3) và (5).
Câu 66: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?
A. trùng hợp vinyl xianua.
B. trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.
C. trùng ngưng axit ε-aminocaproic.
D. trùng hợp metyl metacrylat .
Câu 67: Các chất đều không bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng nóng là:
A. polietilen, cao su buna, polistiren.
B. tơ capron, nilon-6,6, polietilen.
C. nilon-6,6, poli(etylen-terephatalat).
D. poli(vinyl axetat), polietilen, cao su buna.
Câu 68: Cho các polime: (1) polietilen, (2) poli(metyl metacrylat), (3) polibutađien, (4) polistiren, (5) poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime trên, các polime có thể bị thủy phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là
A. (2), (5), (6).
B. (1), (2), (5).
C. (1), (4), (5).
D. (2), (3), (6).
Câu 69: Phát biểu nào sau đây không đúng
A. cao su isopren tổng hợp là vật liệu polime có cấu tạo tương tự cao su thiên nhiên.
B. cao su là loại hợp chất hidrocacbon.
C. cao su có tính đàn hồi, không dẫn điện và không dẫn nhiệt.
D. cao su lưu hóa có cấu tạo mạch thẳng, gồm nhiều hình sợi xen kẽ nhau.
Câu 70: Cho các tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 71: Tơ thuộc loại polieste
A. tơ nilon-6.
B. tơ poliamit.
C. tơ visco.
D. poli(etylen-terephtalat).
Câu 72: Polime nào sau đây có mạch phân nhánh?
A. poli(vinyl clorua).
B. amilopectin.
C. polietilen.
D. poli(metyl metacrylat).
Câu 73: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào không đúng ?
A. tơ nilon-6,6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng giữa hexametylen điamin và axit ađipic.
B. tơ capron được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng caprolactam.
C. tơ poliamit bền về mặt cơ học dai, đàn hồi, mềm mại, giặt mau khô nhưng kém bền với nhiệt, kém bền về mặt hóa học.
D. tơ nhân tạo được sản xuất từ polime thiên nhiên và được chế biến thêm bằng con đường hóa học.
Câu 74: Nhựa phenol-fomanđehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol với dung dịch:
A. CH3COOH trong môi trường axit.
B. CH3CHO trong môi trường axit.
C. HCOOH trong môi trường axit.
D. HCHO trong môi trường axit.
Câu 75: Cho những polime sau: polietilen, poli(vinyl clorua), polistiren, nhựa rezit (bakelit), poli(buta-1,3-đien), cao su lưu hóa. Có bao nhiêu polime có mạng lưới không gian?
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 76: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?
A. Tơ tằm.
B. Tơ olon.
C. Tơ visco.
D. Tơ xenlulozơ axetat.
Câu 77: Trùng hợp monome nào sau đây thu được polime dùng để sản xuất thủy tinh hữu cơ?
A. Vinyl clorua.
B. Metyl metacrylat.
C. Acrilonitrin.
D. Buta-1,3-đien.
Câu 78: Tên gọi của polime có công thức là
A. poli(vinyl clorua).
B. polietilen.
C. polistiren.
D. poli(metyl metacrylat).
Câu 79: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?
A. Isopren
B. Stiren.
C. Propen.
D. Toluen.
Câu 80: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (ví dụ như H2O) được gọi là phản ứng:
A. xà phòng hóa.
B. trùng hợp.
C. thủy phân.
D. trùng ngưng.
Câu 81: Tơ nilon-6 và tơ nitron đều
A. chứa C,H,O trong mỗi mắt xích
B. có nguồn gốc từ thiên nhiên
C. rất kém bền với nhiệt
D. thuộc loại tơ tổng hợp
Câu 82: Cho các polime sau: poli(etylen terephtalat), poliacrilonnitrin, polistiren, poli(metyl metacrylat). Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 83: Phát biếu nào sau đây đúng?
A. Thủy phân hoàn toàn nilon-6 và nilon-6,6 đều thu được cùng một sản phẩm
B. Tơ tằm không bền trong môi trường axit hoặc bazơ
C. Trùng hợp buta-1,3—đien với xúc tác lưu huỳnh thu được cao su buna-S.
D. Thủy phân hoàn toàn tơ nilon-6 thu được axit a-aminocaproic
Câu 84: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?
A. Tơ nilon-6,6
B. Tơ tằm
C. Tơ visco
D. Sợi bông
Câu 85: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo ?
A. Tơ xenlulozơ axetat
B. Tơ olon
C. Tơ nilon-6,6
D. Tơ tằm
Câu 86: Polime nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ trong thành phần phân tử?
A. Poliacrilonitrin.
B. Nilon-7.
C. Nilon – 6,6.
D. PVC.
Câu 87: Cho các polime: PVC, cao su lưu hóa, amilopectin, poli(metyl metacrylat), nilon-7. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5