POLIME - PHẦN 4
TỔNG HỢP
POLIME - PHẦN 4
TỔNG HỢP
Câu 1: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.
D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.
Câu 2: Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét. Tơ nitron được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH-CH=CH2.
B. CH2=CHCN.
C. CH2=CHCl
D. H2N-[CH2]5-COOH.
Câu 3: Cho các polime: polietilen, xenlulozơ, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. Số polime tổng hợp là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 4: Polime nào sau đây là polime trùng hợp?
A. Protein.
B. Polisaccarit.
C. Nilon-6,6.
D. Poli(vinyl clorua).
Câu 5: Cho các loại tơ sau: tằm, capron, visco, xenlulozơ axetat, nitron, nilon-7. Số tơ hóa học là
A. 6.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 6: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli(vinyl clorua).
B. Polietilen.
C. Polistiren.
D. Nilon-6,6.
Câu 7: Trùng hợp monome X, thu được polime làm nguyên liệu chế tạo thủy tinh hữu cơ (plexiglas). Monome X là
A. Isopren.
B. Metyl metacrylat.
C. But-2-en.
D. Etilen.
Câu 8: Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron.
B. tơ visco và tơ nilon-6.
C. tơ tằm, sợi bông và tơ nilon-6.
D. sợi bông và tơ visco.
Câu 9: Cho các polime sau: polietilen, nilon-6,6, poliacrylonitrin, poli(etilen-terephtalat), poli(metyl metacrylat). Số polime trùng ngưng là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 10: Tơ tằm thuộc loại
A. tơ tổng hợp.
B. tơ nhân tạo.
C. tơ bán tổng hợp.
D. tơ thiên nhiên.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.
B. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
C. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp.
D. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ bán tổng hợp.
Câu 12: Trùng hợp etilen thu được polime có tên gọi
A. Polietilen.
B. Polipropilen.
C. Poli(vinyl clorua).
D. Polistiren.
Câu 13: Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là
A. Amilopectin.
B. Poli(vinyl clorua).
C. Xenlulozơ.
D. Polietilen.
Câu 14: Trong các polime sau: polietilen, tơ nitron, xenlulozơ, poli(vinyl clorua), tơ nilon-6,6, có bao nhiêu polime là sản phẩm của phản ứng trùng hợp?
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 15: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
A. Xenlulozơ.
B. Polietilen.
C. Amilopectin.
D. Amilozơ.
Câu 16: Nhóm các vật liệu được chế tạo từ polime trùng ngưng là
A. Cao su, tơ tằm, tơ lapsan.
B. Thủy tinh plexiglas, nilon-6,6, tơ nitron.
C. Nilon-6,6, nilon-6, tơ lapsan.
D. Tơ visco, nilon-6, nilon-6,6.
Câu 17: Cho các polime sau: nilon-6,6, poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat), teflon, tơ lapsan, polietilen, polibutađien. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. 2.
B. 7.
C. 5.
D. 3.
Câu 18: Loại tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?
A. Tơ capron.
B. Tơ axetat.
C. Tơ nitron.
D. Tơnilon-7.
Câu 19: Poli (vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH2.
B. CH2=CH-CH3.
C. CH2=CHCl.
D. CH3-CH3.
Câu 20: Tơ nitron (hay tơ olon) được điều chế từ phản ứng trùng hợp?
A. CH2=CH2.
B. CH2=CHCl.
C. CH2=CH-CN.
D. CH2=CH-CH3.
Câu 21: Trong các polime sau: tơ axetat, tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. sợi bông, tơ axetat và tơ visco.
B. tơ visco, tơ nitron và tơ nilon-6.
C. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6.
D. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron.
Câu 22: Cho các polime : (1) polietilen, (2) poli(metylmetacrylat), (3) poli caprolactam, (4) polistiren, (5) poli (vinylaxetat), (6) tơ nilon -6,6 và (7) poli acrilonitrin. Trong các polime trên, số polime được dùng để sản xuất tơ là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
Câu 23: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6-6, tơ axetat, tơ capron, tơ olon, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ visco và tơ nilon-6,6.
B. Tơ tằm và tơ olon.
C. Tơ nilon-6-6 và tơ capron.
D. Tơ visco và tơ axetat.
Câu 24: Cho các polime sau: poli(metyl metacrylat), polistiren, nilon-7, polietilen, nilon-6,6, poliacrilonitrin. Số polime được tạo thành từ phản ứng trùng hợp là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 25: Cho các phương trình hóa học sau:
(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O
(2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(3) nX2 + nY → tơ lapsan + 2nH2O
(4) nX3 + nZ → tơ nilon-6,6 + 2nH2O
Công thức phân tử của X là
A. C10H18O4.
B. C10H16O5.
C. C8H14O5.
D. C8H14O4.
Câu 26: Cho các loại tơ sau: tơ enang, tơ visco, tơ axetat, tơ nilon-6, tơ olon, tơ lapsan, tơ tằm, tơ nilon-6,6. Số tơ trong dãy thuộc loại tơ tổng hợp là
A. 7.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
Câu 27: Cao su Buna–N có tính chống dầu khá cao, được điều chế từ phản ứng đồng trùng hợp buta-1,3-đien với
A. N2.
B. C6H5-CH=CH2.
C. CH2=CH-CN.
D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 28: Cho các polime: poliisopren, tinh bột, xenlulozơ, glicogen và cao su lưu hóa. Số polime có cấu trúc mạng không gian là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 29: Chất nào dưới đây thuộc loại polime tổng hợp?
A. Tơ axetat.
B. Polietilen.
C. Tinh bột.
D. Tơ tằm.
Câu 30: Polistiren (PS) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH2.
B. C6H5-CH=CH2.
C. CH2=CH-Cl.
D. CH2=CH-CN.