POLIME - PHẦN 2
POLIME - PHẦN 2
Câu 1: Trong b
Câu 31: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
A. PVC.
B. nhựa bakelit.
C. amilopectin.
D. PE.
Câu 32: Tại sao các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
A. do chúng có khối lượng quá lớn.
B. do chúng có cấu trúc không xác định.
C. do chúng là hỗn hợp của nhiều phân tử có khối lượng khác nhau.
D. do chúng có tính chất hóa học khác nhau.
Câu 33: Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE ? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%)
A. 2,55.
B. 2,8.
C. 2,52.
D. 3,6.
Câu 34: Phân tử khối trung bình của PVC là 750’000. Hệ số polime hoá của PVC là
A. 12’000.
B. 15’000.
C. 24’000.
D. 25’000.
Câu 35: Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420’000. Hệ số polime hoá của PE là
A. 12’000.
B. 13’000.
C. 15’000.
D. 17’000.
Câu 36: Để tổng hợp polime, người ta có thể sử dụng:
A. phản ứng trùng hợp.
C. phản ứng trùng ngưng.
B. phản ứng đồng trùng hợp hay phản ứng đồng trùng ngưng.
D. tất cả đều đúng.
Câu 37: Polime nào có cấu tạo mạng không gian:
A. nhựa bakelit.
B. poliisopren.
C. cao su Buna-S.
D. polietilen.
Câu 38: Trong các polime sau, polime có thể dùng làm chất dẻo:
A. nhựa PE.
B. nhựa PVC.
C. thuỷ tinh hữu cơ.
D. tất cả đều đúng.
Câu 39: Trong các nhận xét dưới đây nhận xét nào không đúng?
A. các polime không bay hơi.
B. đa số polime khó hòa tan trong các dung môi thông thường.
C. các polime không có nhiệt nóng chảy xác định.
D. các polime đều bền vững dưới tác dụng của axit.
Câu 40: Cao su sống (hay cao su thô) là
A. mủ cao su thiên nhiên.
B. cao su chưa lưu hóa.
C. cao su tổng hợp.
D. cao su lưu hóa.
Mở rộng:
Cao su thuộc loại polime có công thức phân tử (C5H8)n. Cao su thiên nhiên trích lỹ từ mủ cao su. Trong mủ cao su có hydrocarbon (90-95%), protein, đường, acid béo nhựa. Thêm axit axetic hoặc axit béo vào mủ cao su thì cao su đóng vón lại và tách ra khỏi dung dịch. Ép đóng khuôn và sấy khô bằng không khí hoặc hun khói thu được cao su thô. Tuy nhiên, cao su thô mềm, kết dính dễ hóa nhựa khi có nhiệt độ nên người ta phải lưu hóa cao su bằng lưu huỳnh. Cao su tự nhiên sẽ chuyển từ trạng thái chảy nhớt sang trạng thái đàn hồi cao, có giá trị thực tế hơn rất nhiều.
Câu 41: Hợp chất có công thức cấu tạo (-NH-[CH2]5-CO-)n có tên là
A. tơ enang.
B. tơ capron.
C. nilon-6,6.
D. tơ dacron.
Câu 42: Poli (metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là
A. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.
B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
C.CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.
D. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
Câu 43: Hợp chất có công thức cấu tạo (-NH-[CH2]6-NHCO-[CH2]4-CO-)n có tên là
A. tơ enang.
B. tơ capron.
C. nilon-6,6.
D. tơ dacron.
Câu 44: Trong các hợp chất sau đây, chất nào khi được thủy phân hoàn toàn sẽ tạo ra alanin?
A. (-NH-[CH2]2-CO-)n.
B. (-NH2-CH(CH3)-CO-)n.
C. (-NH-CH(CH3)-CO-)n.
D. (-NH2-[CH2]2-CO-)n.
Câu 45: Có thể điều chế poli(vinyl ancol): (-CH2-CH(OH)-)n bằng cách
A. trùng hợp ancol vinylic CH2=CH-OH.
B. trùng ngưng etylen glicon CH2OH-CH2OH.
C. xà phòng hóa poli(vinyl axetat): (-CH2-CH(OCOCH3)-)n.
D. dùng một trong ba cách trên.
Câu 46: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?
A. một số chất dẻo là polime nguyên chất.
B. đa số chất dẻo, ngoài thành phần cơ bản là polime còn có các thành phần khác.
C. một số vật liệu composite chỉ là polime.
D. vật liệu composite chứa polime và các thành phần khác.
Câu 47: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. poli(ure-fomanđehit).
B. teflon.
C. poli(etylen terephtalat).
D. poli(phenol-fomanđehit).
Câu 48: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. poli(metyl metacrylat).
B. poliacrilonitrin.
C. polistiren.
D. polipeptit.
Câu 49: Trong các phản ứng giữa các cặp chất sau, phản ứng nào làm giảm mạch polime
A. poli(vinyl clorua) + Cl2.
B. cao su thiên nhiên + HCl.
C. poli(vinyl axetat) + H2O.
D. amilozơ + H2O/H+.
Câu 50: Poli (ure-fomanđehit) có công thức cấu tạo là
A. (-NH-CO-NH-CH2-)n.
B. (-CH2-CH(CN)-)n.
C. (-NH-[CH2]6-NH-[CH2]4-CO-)n.
D. (-C6H3(OH)-CH2)-)n.
Câu 51: Polime dưới có tên là gì
A. poli(metyl acrylat).
B. poli(vinyl axetat).
C. poli(metyl metacrylat).
D. poliacrilonitrin.
Câu 52: Polime có công thức [-CO-(CH2)4-CO-NH-(CH2)6-NH-]n thuộc loại nào?
A. chất dẻo.
B. cao su.
C. tơ nilon.
D. tơ capron.
Câu 53: Trong số các loại tơ sau:
(1) [-NH-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4-CO-]n
(2) [-NH-(CH2)5-CO-]n
(3) [C6H7O2(O-CO-CH3)3]n .
Tơ thuộc loại sợi poliamit là
A. (1) và (3).
B. (2) và (3).
C. (1) và (2).
D. (1), (2) và (3).
Câu 54: Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl axetat (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (5).
C. (1), (3), (5).
D. (3), (4), (5).
Mở rộng:
Điều kiện để phản ứng trùng hợp là có lien kết bội hoặc vòng kém bền. Nilon-6 là polime tổng hợp có thể tạo thành bằng cách trùng hợp caprolactam hoặc trùng ngưng axit - ε - aminoaxit nên nó mới có tên gọi khác là tơ capron.
Câu 55: Cho các chất sau đây: Sợi bông, cao su buna, tinh bột, tơ visco, tơ tằm, len, amilozơ, PVC. Có bao nhiêu chất là polime thiên nhiên?
A. 3.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
Câu 56: Polime không có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. tơ tằm.
B. sợi bông.
C. tơ xenlulozơ triaxetat.
D. tơ visco.
Câu 57: Polistiren không có phản ứng nào sau đây?
A. đepolime hóa.
B. tác dụng với Cl2/ as.
C. tác dụng với dung dịch NaOH.
D. tác dụng với Cl2 có mặt bột Fe.
Câu 58: Tơ gồm 2 loại:
A. tơ hóa học và tơ tổng hợp.
B. tơ hóa học và tơ thiên nhiên.
C. tơ tổng hợp và tơ nhân tạo.
D. tơ thiên nhiên và tơ nhân tạo.
Câu 59: Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron?
A. CH2=CH-CN.
B. H2N-[CH2]5-COOH.
C. CH2=CH-CH3.
D. H2N-[CH2]6-NH2.
Câu 60: Tơ visco không thuộc loại
A. tơ nhân tạo.
B. tơ bán tổng hợp.
C. tơ hóa học.
D. tơ tổng hợp.