KIM LOẠI NHÓM IA, IIA, NHÔM - PHẦN 7
TỔNG HỢP
KIM LOẠI NHÓM IA, IIA, NHÔM - PHẦN 7
TỔNG HỢP
Câu 1: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Thạch cao nung.
B. Đá vôi.
C. Vôi sống.
D. Thạch cao sống.
Câu 2: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Na.
B. Ca.
C. Al.
D. Fe.
Câu 3: Kim loại Nhôm không phải ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 loãng, nguội.
B. HNO3 loãng.
C. HNO3 đặc, nguội.
D. H2SO4 đặc, nóng.
Câu 4: Ở nhiệt độ thường, kim loại Na phản ứng với nước tạo thành
A. NaOH và H2.
B. Na2O và H2.
C. Na2O và O2.
D. NaOH và O2.
Câu 5: Ở nhiệt độ thường, kim loại Ba phản ứng với nước tạo thành
A. Ba(OH)2 và H2.
B. Ba(OH)2 và O2.
C. BaO và H2.
D. BaO và O2.
Câu 6: Sục khí nào sau đây vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được kết tủa trắng?
A. CO2.
B. N2.
C. CO.
D. H2.
Câu 7: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm IIIA là
A. Al.
B. Cu.
C. Ba.
D. Zn.
Câu 8: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử các nguyên tố kim loại kiềm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:
A. ns2
B. ns1
C. ns2np1
D. (n-1)d10 ns1
Câu 9: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Các chất Y, Z, T lần lượt là
A. Al2O3, Al(OH)3, NaAlO2
B. Al(OH)3, NaAlO2, Al2O3
C. Al(OH)3, Al2O3, NaAlO2
D. Al2O3, NaAlO2, Al(OH)3
Câu 10: Cho X là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Kim loại X là
A. Cr.
B. Al.
C. Ag.
D. Fe.
Câu 11: Công thức hóa học của kali đicromat là
A. K2Cr2O7.
B. KCrO2.
C. K2CrO4.
D. KClO3.
Câu 12: Nước chứa nhiều các ion nào sau đây được gọi là nước cứng?
A. Na+, Ba2+.
B. Cu2+, Fe2+.
C. Zn2+, Al3+.
D. Ca2+, Mg2+.
Câu 13: Kim loại nào sau đây được sản xuất từ quặng boxit?
A. Magie.
B. Nhôm.
C. Sắt.
D. Đồng.
Câu 14: Kim loại nào sau đây được dùng làm tế bào quang điện?
A. Li.
B. Na.
C. K.
D. Cs.
Câu 15: Hỗn hợp tecmit dùng để hàn đường ray có thành phần là
A. sắt và nhôm oxit.
B. nhôm và sắt oxit.
C. cacbon và sắt oxit.
D. magie và sắt oxit.
Câu 16: Ở nhiệt độ thường, dung dịch nào sau đây tác dụng được với dung dịch KHCO3?
A. KNO3.
B. NaOH.
C. Na2SO4
D. BaCl2
Câu 17: Chất nào sau đây không làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A. K2CO3.
B. K3PO4.
C. HCl.
D. NaOH.
Câu 18: Công thức hóa học của phèn chua là
A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
B. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
D. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 19: Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy
A. không có hiện tượng xảy ra.
B. có bọt khí thoát ra.
C. có kết tủa trắng.
D. có kết tủa trắng và bọt khí.
Câu 20: Chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính?
A. NaHCO3.
B. Al.
C. Al(OH)3.
D. Al2O3.
Câu 21: Nung hỗn hơp X gồm MgCO3, CaCO3 và KHCO3 trong bình chân không đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y, hỗn hợp khí và hơi Z. Cho toàn bộ Y vào nước dư, thu được dung dịch T và chất rắn E. Dẫn Z vào T, thu được kết tủa M và dung dịch N chứa 2 chất tan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chất Y tác dụng với dung dịch HCl, thu được chất khí.
B. Dung dịch N tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được M.
C. Cô cạn T, thu được duy nhất một chất rắn khan.
D. Chất M là muối trung hòa, bị nhiệt phân ở nhiệt độ khoảng .
Câu 22: Cho các dung dịch sau: KOH, KHCO3, BaCl2, K2CO3, KHSO4. Nếu trộn các dung dịch với nhau theo từng đôi một thì tổng số cặp có thể xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.
Câu 23: Cho kim loại Ba vào lượng dư hai dung dịch nào sau đây đều không thu được kết tủa?
A. K2CO3, K2SO4.
B. KBr, NaNO3.
C. NaCl, NaHCO3.
D. MgSO4, Ca(NO3)2.
Câu 24: Cho bột Al vào dung dịch KOH dư, hiện tượng nào sau đây xảy ra?
A. Có bọt khí và bột Al không tan hết, thu được dung dịch không màu.
B. Có bọt khí và bột Al tan dần đến hết, thu được dung dịch xanh lam.
C. Có bọt khí và bột Al không tan hết, thu được dung dịch xanh lam.
D. Có bọt khí và bột Al tan dần đến hết, thu được dung dịch không màu.
Câu 25: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau:
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. KHCO3, H2O, CO2, CaCO3.
B. Na2CO3, H2O, CO2, BaCO3.
C. NaHCO3, H2O, CO2, Ca(OH)2.
D. CaCO3, CaO, CO2, Ba(OH)2.
Câu 26: Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho a gam bột nhôm vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được V1 lít khí không màu.
Thí nghiệm 2: Cho a gam bột nhôm vào dung dịch KOH (dư), thu được V2 lít khí không màu.
Thí nghiệm 3: Cho a gam bột nhôm vào dung dịch HNO3 (loãng, dư) thu được V3 lít khí (hóa nâu trong không khí, sản phẩm khử duy nhất của N+5)
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở cùng đktc. So sánh nào sau đây đúng?
A. V1 = V2 = V3.
B. V1 > V2 > V3.
C. V3 < V1 < V2.
D. V1 = V2 > V3.
Câu 27: Từ hai chất X và Y thực hiện các phản ứng sau ( theo đúng tỉ lệ mol):
Câu 28: Thành phần chính của quặng boxit là
A. K2O.Al2O3
B. 3NaF.AlF3.
C. SiO2.2H2O.
D. Al2O3.2H2O.
Câu 29: Trong hợp chất, các kim loại kiềm chỉ có số oxi hóa.
A. +4
B. +1
C. +2
D. +3
Câu 30: Cho m gam dung dịch chất X vào m gam dung dịch chất Y, thu được 2m gam dung dịch Z. Cho Z phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư hoặc dung dịch BaCl2 dư đều thu được a gam kết tủa. Hai chất X và Y lần lượt là
A. NaHCO3 và NaHSO4.
B. Na2CO3 và NaHSO4.
C. Na2SO4 và NaHSO4.
D. Na2CO3 và NaHCO3.