KIM LOẠI NHÓM IA, IIA, NHÔM - PHẦN 5
KIM LOẠI NHÓM IA, IIA, NHÔM - PHẦN 5
Câu 121: Trong công nghiệp, người ta điều chế nhôm bằng phương pháp
A. cho Mg đẩy Al ra khỏi dung dịch AlCl3.
B. khử Al2O3 bằng CO.
C. điện phân nóng chảy AlCl3.
D. điện phân nóng chảy Al2O3.
Câu 122: Các chất Al(OH)3 và Al2O3 đều có tính chất
A. là oxit bazơ.
B. đều bị nhiệt phân.
C. đều là hợp chất lưỡng tính.
D. đều là bazơ.
Câu 123: Nhôm không bị hoà tan trong dung dịch
A. HCl.
B. HNO3 đặc, nguội.
C. HNO3 loãng.
D. H2SO4 loãng.
Câu 124: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaAlO2 sinh ra kết tủa
A. khí CO2.
B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch Na2CO3.
D. khí NH3.
Câu 125: Chất không có tính lưỡng tính là
A. NaHCO3.
B. Al.
C. Al2O3.
D. Al(OH)3.
Câu 126: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng boxit.
B. quặng pirit.
C. quặng đolomit.
D. quặng manhetit.
Câu 127: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Al2O3.
B. MgO.
C. KOH.
D. CuO.
Câu 128: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch
A. NaOH và HCl.
B. KCl và NaNO3.
C. NaCl và H2SO4.
D. Na2SO4 và KOH.
Câu 129: Cho phương trình hoá học: aAl + bFe2O3 → cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 130: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch
A. NaOH.
B. HCl.
C. NaNO3.
D. H2SO4.
Câu 131: Dãy oxit đều tan trong nước cho dung dịch có tính kiềm là
A. Na2O, CaO, Al2O3.
B. K2O, MgO, BaO.
C. Na2O, CaO, BaO.
D. SrO, BeO, Li2O.
Câu 132: Chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl là
A. Al, Al2O3, Na2CO3.
B. Al(OH)3, NaHCO3, MgSO4.
C. Zn(OH)2, Ca(HCO3)2, Al2O3.
D. Al2O3, MgCO3, Al(OH)3.
Câu 133: Phản ứng nhiệt nhôm là
A. phản ứng của nhôm với khí oxi.
B. dùng CO để khử nhôm oxit.
C. phản ứng của nhôm với các oxit kim loại.
D. phản ứng nhiệt phân Al(OH)3.
Câu 134: Khi nhỏ vài giọt dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch KOH, thấy
A. có kết tủa keo trắng, kết tủa tăng dần, sau đó tan dần.
B. có kết tủa keo trắng, sau đó tan ngay.
C. không có hiện tượng gì xảy ra.
D. có kết tủa keo trắng, kết tủa không tan.
Câu 135: Khi dẫn CO2 vào dung dịch NaAlO2 và NH3 vào dung dịch AlCl3 từ từ đến dư, đều thấy
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
B. có kết tủa keo trắng, kết tủa không tan.
C. có kết tủa keo trắng, kết tủa tăng dần, sau đó tan dần.
D. không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 136: Khi thêm dần dung dịch HCl vào dung dịch Na[Al(OH)4] (hoặc NaAlO2) và dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 đến dư, thấy
A. ban đầu hiện tượng xảy ra khác nhau, sau đó tương tự nhau.
B. hiện tượng xảy ra hoàn toàn khác nhau.
C. ban đầu hiện tượng xảy ra tương tự nhau, sau đó khác nhau.
D. hiện tượng xảy ra tương tự nhau.
Câu 137: Cho các chất rắn sau: CaO, MgO, Al2O3, Na2O đựng trong các lọ mất nhãn. Chỉ dùng thêm các thuốc thử là dung dịch NaOH, CO2 có thể nhận biết được
A. 1 chất.
B. 2 chất.
C. 3 chất.
D. 4 chất.
Câu 138: Thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 chất rắn: Mg, Al, Al2O3 đựng trong các lọ mất nhãn là
A. dung dịch NaOH.
B. dung dịch NH3.
C. dung dịch HCl.
D. dung dịch NaHCO3.
Câu 139: Dung dịch NaOH không tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau:
A. CO2, HCl, CuSO4.
B. Ca(HCO3)2, HCl, MgCl2.
C. SO2, Al, Cl2.
D. CO2, K2CO3, HCl.
Câu 140: Chất nào sau không làm xanh nước quỳ tím:
A. NaOH.
B. Na[Al(OH)4] (hoặc NaAlO2).
C. Na2CO3.
D. Na2SO4.
Câu 141: Không thể phân biệt các dung dịch NaCl, MgCl2, AlCl3 đựng trong các lọ mất nhãn bằng thuốc thử:
A. dung dịch NaOH.
B. dung dịch Ba(OH)2.
C. dung dịch NH3.
D. dung dịch Sr(OH)2.
Câu 142: Trường hợp nào sau đây sẽ xuất hiện kết tủa, và kết tủa tan ngay
A. cho vài giọt dung dịch natri aluminat vào dung dịch HCl.
B. cho vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch nhôm clorua.
C. thổi từ từ khí CO2 vào dung dịch Na[Al(OH)4] (hoặc NaAlO2).
D. cho từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NH3.
Câu 143: Hãy chọn trình tự tiến hành nào sau để phân biệt 3 chất rắn: NaCl, CaCl2 và MgCl2 đựng trong ba lọ riêng biệt
A. dùng H2O, dùng dung dịch H2SO4.
B. dùng H2O, dùng dung dịch NaOH, dùng dung dịch Na2CO3.
C. dùng H2O, dùng dung dịch Na2CO3.
D. dùng dung dịch HCl, dùng dung dịch Na2CO3.
Câu 144: Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng biệt CuSO4, FeCl3, Al2(SO4)3, K2CO3, (NH4)2SO4, NH4NO3, có thể dùng 1 trong các hóa chất nào sau:
A. dung dịch NaOH hoặc Na.
B. dung dịch Ba(OH)2.
C. Ba.
D. dung dịch Ba(OH)2 hoặc Ba.
Câu 145: Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng biệt NaCl, FeCl3, NH4Cl, (NH4)2CO3, AlCl3 có thể dùng kim loại nào sau đây?
A. K.
B. Ba.
C. Rb.
D. Mg.
Câu 146: Nhóm chất nào gồm các chất có thể điều chế trực tiếp được nhôm oxit
A. AlCl3, Al(NO3)3.
B. Al, Al(OH)3.
C. Al(OH)3, Al2(SO4)3.
D. Al, AlCl3.
Câu 147: Nung hỗn hợp gồm Cr2O3, Fe3O4 và Al dư thu được chất rắn A. A gồm:
A. Cr2O3, Fe, Al2O3.
B. Cr, Fe, Al2O3, Al.
C. Fe3O4, Cr, Al2O3.
D. Cr, Fe, Al.
Câu 148: Hóa chất duy nhất để tách Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp bột Al2O3, Fe2O3, SiO2:
A. HCl.
B. NaHCO3.
C. NaOH.
D. CaCO3.
Mở rộng:
SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O
Câu 149: Trong quá trình sản xuất Al từ quặng boxit, người ta hòa tan Al2O3 trong criolit nóng chảy nhằm:
(1) tiết kiệm năng lượng.
(2) giúp loại các tạp chất thường lẫn trong quặng boxit là Fe2O3 và SiO2.
(3) giảm bớt sự tiêu hao cực dương (cacbon) do bị oxi sinh ra oxi hóa.
(4) tạo hỗn hợp có tác dụng bảo vệ Al nóng chảy không bị oxi hóa trong không khí.
(5) tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3.
Các ý đúng là
A. (1), (2), (5).
B. (1), (3), (5).
C. (1), (4), (5).
D. (3), (4), (5).
Câu 150: Ứng dụng của nhôm chỉ dựa trên tính chất hóa học cơ bản của nó là
A. làm dây cáp dẫn điện và dụng cụ đun nấu.
B. chế tạo hợp kim làm máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ.
C. chế tạo hỗn hợp tecmit để hàn kim loại.
D. xây dựng nhà cửa, trang trí nội thất.