KIM LOẠI NHÓM IA, IIA, NHÔM - PHẦN 4
KIM LOẠI NHÓM IA, IIA, NHÔM - PHẦN 4
Câu 91: Đolomit là tên gọi của hỗn hợp nào sau đây
A. CaCO3. MgCl2.
B. CaCO3. MgCO3.
C. MgCO3. CaCl2.
D. MgCO3.Ca(HCO3)2.
Câu 92: Có các chất sau: NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl . Cặp chất nào có thể làm mềm nước cứng tạm thời
A. NaCl và Ca(OH)2.
B. Ca(OH)2 và Na2CO3.
C. Na2CO3 và HCl.
D. NaCl và HCl.
Câu 93: Một hỗn hợp rắn gồm: canxi và canxi cacbua. Cho hỗn hợp này tác dụng vói nước dư nguời ta thu đuợc hỗn hợp khí gì ?
A. khí H2.
B. khí C2H2 và H2.
C. khí C2H4.
D. khí H2 và CH4.
Câu 94: Hoà tan Ca(HCO3)2, NaHCO3 vào H2O ta được dung dịch A. Cho biết dung dịch A có giá trị pH như thế nào?
A. pH = 7.
B. pH < 7.
C. pH > 7.
D. không xác định được.
Câu 95: Canxi có trong thành phần của các khoáng chất: canxit, thạch cao, florit. Công thức của các khoáng chất tương ứng là
A. CaCO3, CaSO4, Ca3(PO4)2.
B. CaCO3, CaSO4.2H2O, CaF2.
C. CaSO4, CaCO3, Ca3(PO4)2.
D. CaCl2, Ca(HCO3)2, CaSO4.
Câu 96: Khi so sánh tính chất của Ca và Mg, câu nào sau đây không đúng
A. số e hoá trị bằng nhau.
B. đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
C. oxit đều có tính chất oxit bazơ.
D. đều được điều chế bằng cách điện phân clorua nóng chảy.
Câu 97: Điều nào sau đây không đúng với canxi?
A. nguyên tử Ca bị oxi hoá khi Ca tác dụng với nước.
B. ion Ca2+ bị khử khi điện phân CaCl2 nóng chảy.
C. ion Ca2+ không thay đổi khi Ca(OH)2 tác dụng với HCl.
D. Ca2+ bị khử khi tác dụng với H2.
Câu 98: Trong phản ứng: CO32– + H2O→ HCO3– + OH–. Vai trò của CO32– và H2O là
A. CO32– là axit và H2O là bazơ.
B. CO32– là bazơ và H2O là axit.
C. CO32– là lưỡng tính và H2O là trung tính.
D. CO32– là chất oxi hoá và H2 là chất khử.
Câu 99: Nhận xét nào sau đây không đúng:
A. các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh.
B. tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Ba đến Be.
C. tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm trong cùng chu kì.
D. Ca, Sr, Ba đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
Câu 100: Mô tả ứng dụng nào dưới đây về Mg không đúng:
A. dùng chế tạo dây dẫn điện.
B. dùng để tạo chất chiếu sáng.
C. dùng trong quá trình tổng hợp chất hữu cơ.
D. dùng để chế tạo hợp kim nhẹ, cần cho công nghiệp sản xuất máy bay, tên lửa, ô tô.
Câu 101: Trong các pháp biểu sau về độ cứng của nước.
1. Khi đun sôi ta có thể loại được độ cứng tạm thời của nước.
2. Có thể dùng Na2CO3 để loại cả độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu của nước.
3. Có thể dùng HCl để loại độ cứng của nước.
4. Có thể dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để loại độ cứng của nước.
Chọn pháp biểu đúng
A. (2).
B. (1), (2) và (4).
C. (1) và (2).
D. (4).
Câu 102: Công thức chung của oxit kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II là
A. R2O3.
B. R2O.
C. RO.
D. RO2.
Câu 103: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. kết tủa trắng sau đó tan dần.
B. bọt khí và kết tủa trắng
C. bọt khí bay ra
D. kết tủa trắng xuất hiện.
Câu 104: Dung dịch chứa các ion Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl–. phải dùng dung dịch chất nào sau đây để loại bỏ hết các ion Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+ ra khỏi dung dịch ban đầu?
A. K2CO3.
B. NaOH.
C. Na2SO4.
D. AgNO3.
Câu 105: Cho biết phản ứng nào không xảy ra ở nhiệt độ thường
A. Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2 → Mg(OH)2 + 2CaCO3 + 2H2O.
B. Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O.
C. Ca(OH)2 + 2NH4Cl → CaCl2 + 2H2O + 2NH3.
D. CaCl2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaCl + HCl.
Câu 106: Cho các phản ứng mô tả các phương pháp khác nhau để làm mềm nước cứng (dùng M2+ thay cho Ca2+ và Mg2+ )
(1) M2+ + 2HCO3– → MCO3 + CO2 + H2O.
(2) M2+ + HCO3– + OH– → MCO3 + H2O.
(3) M2+ + CO32– → MCO3.
(4) 3M2+ + 2PO43– → M3(PO4)2.
Phương pháp nào có thể áp dụng với nước có độ cứng tạm thời ?
A. (1).
B. (2).
C. (1) và (2).
D. (1) ,(2) , (3) , và (4).
Câu 107: Mô tả nào dưới đây không phù hợp các nguyên tố nhóm IIA
A. cấu hình e hoá trị là ns2.
B. tinh thể có cấu trúc lục phương.
C. gồm các nguyên tố Be, Mg, Ca, Sr, Ba.
D. mức oxi hoá đặc trưng trong các hợp chất là +2.
Câu 108: Câu nào sau đây về nước cứng là không đúng ?
A. nước cứng có chứa đồng thời anion HCO3– và SO42– hoặc Cl– là nước cứng toàn phần.
B. nước cứng có chứa nhiều Ca2+ ; Mg2+.
C. nước không chứa hoặc chứa rất ít ion Ca2+ , Mg2+ là nước mềm.
D. nước cứng có chứa 1 trong 2 ion Cl– và SO42– hoặc cả 2 là nước cứng tạm thời.
Câu 109: Hoà tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là
A. Fe(OH)3.
B. Al(OH)3.
C. K2CO3.
D. BaCO3.
Câu 110: Cho phương trình: Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O. Phản ứng này giải thích?
(1) Tạo lớp cặn trong ấm đun nước.
(2) Xâm thực của nước mưa vào núi đá vôi.
(3) Tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi.
A. (1) và (2).
B. (2).
C. (3).
D. (1) và (3).
Câu 111: Thạch cao nào dùng để đúc tượng là
A. thạch cao sống.
B. thạch cao nung.
C. thạch cao khan.
D. thạch cao tự nhiên.
Câu 112: Trong số các chất cho dưới đây, chất nào có độ tan nhỏ nhất ?
A. CaSO4.
B. CaCO3.
C. Ca(OH)2.
D. Ba(OH)2.
Câu 113: Chất nào cho dưới đây không dùng để làm mềm nước cứng ?
A. Na2CO3.
B. Ca(OH)2.
C. Na3PO4.
D. BaCl2.
Câu 114: Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hoàn tan những chất nào sau đây
A. Ca(HCO3)2, MgCl.
B. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.
C. Mg(HCO3)2, CaCl2.
D. MgCl2, CaSO4.
Câu 115: Dãy các ion sau cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. NH, Ba2+, NO3–, PO43–.
B. Ca2+, K+, Cl–, CO32–.
C. Na+, Mg2+, CH3COO–, SO42–.
D. Ag+, Na+, NO3–, Br –.
Câu 116: Dùng hoá chất nào sau đây để phân biệt 3 chất rắn: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3?
A. dùng nước, dung dịch HCl.
B. dùng quỳ tím và khí CO2.
C. dùng khí CO2, dung dịch HCl.
D. dùng nước và khí CO2.
Câu 117: Dãy các chất đều phản ứng được với dung dịch Ca(OH)2:
A. Ca(HCO3)2, NaHCO3, CH3COONa.
B. (NH4)2CO3, CaCO3, NaHCO3.
C. CH3COOH, KHCO3, Ba(HCO3)2.
D. KHCO3, KCl, NH4NO3.
Câu 118: Kết luận nào sau đây không đúng với nhôm?
A. có bán kính nguyên tử lớn hơn Mg.
B. là nguyên tố họ p.
C. là kim loại mà oxit và hidroxit lưỡng tính.
D. trạng thái cơ bản nguyên tử có 1e độc thân.
Câu 119: Chỉ ra đâu là phản ứng nhiệt nhôm
A. 4Al + 3O2 → 2Al2O3.
B. Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O.
C. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2.
D. 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe.
Câu 120: Để nhận biết ba chất Al, Al2O3 và Fe người ta có thể dùng
A. dung dịch BaCl2.
B. dung dịch AgNO3.
C. dung dịch HCl.
D. dung dịch KOH.