KIM LOẠI NHÓM IA, IIA, NHÔM - PHẦN 3
KIM LOẠI NHÓM IA, IIA, NHÔM - PHẦN 3
Câu 61: Dùng hợp chất nào để phân biệt 3 mẩu kim loại: Ca, Mg, Cu?
A. H2O.
B. dung dịch HCl.
C. dung dịch H2SO4.
D. dung dịch HNO3.
Câu 62: Cho 3 dung dịch không màu Na2CO3, NaCl, AlCl3 chỉ dùng một dung dịch nào sau để phân biệt hết 3 dung dịch trên?
A. dung dịch NaOH.
B. dung dịch Ba(OH)2.
C. dung dịch Na2SO4.
D. CaCl2.
Câu 63: Dùng thêm thuốc thử nào sau đây để nhận ra 3 lọ dung dịch: H2SO4, BaCl2, Na2SO4?
A. quỳ tím.
B. bột kẽm.
C. Na2CO3.
D. Cả A,B,C.
Câu 64: Cho sơ đồ phản ứng:
Ca + HNO3 rất loãng → Ca(NO3)2 + X + H2O
X + NaOH → có khí mùi khai thoát ra.
X là
A. NH3.
B. NO2.
C. N2.
D. NH4NO3.
Câu 65: Cho các chất Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Hãy chọn dãy nào sau đây có thể thực hiện được
A. Ca → CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO.
B. Ca → CaO→ Ca(OH)2→ CaCO3.
C. CaCO3 → Ca → CaO → Ca(OH)2.
D. CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO → Ca.
Câu 66: Trong một cốc có a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl–, d mol HCO3– . Biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d là
A. a + b = c + d.
B. 2a + 2b = c + d.
C. 3a + 3b = c + d.
D. 2a+b=c+ d.
Câu 67: Phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng thu nhiệt theo phương trình: CaCO3 → CaO + CO2. Yếu tố nào sau đây làm giảm hiệu suất phản ứng
A. tăng to.
B. giảm nồng độ CO2.
C. nghiền nhỏ CaCO3.
D. tăng áp suất.
Câu 68: Dãy chất nào sau đây phản ứng với nước ở nhiệt độ thường:
A. Na, BaO, MgO.
B. Mg, Ca, Ba.
C. Na, K2O, BaO.
D. Na,K2O, Al2O3.
Câu 69: Nước cứng là nước
A. chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+.
B. chứa 1 lượng cho phép Ca2+, Mg2+.
C. không chứa Ca2+, Mg2+.
D. Chứa nhiều Ca2+, Mg2+ , HCO.
Kiến thức cần nắm:
- Nước cứng là loại nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên là nước mềm.
- Nước cứng có 3 loại:
+ Nước cứng tạm thời là loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng do muối hiđrocacbonat bị nhiệt phân thành muối không tan. Tính cứng tạm thời do các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 gây ra.
+ Nước cứng vĩnh cửu: Tính cứng vĩnh cửu của nước do các loại muối MgCl2, CaCl2, MgSO4, CaSO4 gây ra.
+ Nước cứng toàn phần là nước cứng có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
Câu 70: Một loại nước chứa nhiều Ca(HCO3)2 , NaHCO3 là
A. nước cứng tạm thời.
B. nước cứng vĩnh cửu.
C. nước mềm
D. nước cứng toàn phần.
Câu 71: Để làm mềm nước cứng tạm thời dùng cách nào sau
A. đun sôi.
B. cho dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ.
C. cho nước cứng qua chất trao đổi cationit.
D. cả A, B và C.
Câu 72: Dùng dung dịch Na2CO3 có thể loại được nước cứng nào
A. nước cứng tạm thời.
B. nước cứng vĩnh cửu.
C. nước cứng toàn phần.
D. không loại được.
Câu 73: Sử dụng nước cứng không gây những tác hại nào sau
A. đóng cặn nồi hơi gây nguy hiểm.
B. tốn nhiên liệu, giảm hương vị thuốc.
C. hao tổn chất giặt rửa tổng hợp.
D. tắc ống dẫn nước nóng.
Câu 74: Dùng phương pháp nào để điều chế kim loại nhóm IIA
A. điện phân dung dịch.
B. điện phân nóng chảy.
C. nhiệt luyện.
D. thuỷ luyện.
Câu 75: Gốc axit nào sau đây có thể làm mềm nước cứng
A. NO3–.
B. SO42–.
C. ClO4–.
D. PO43–.
Câu 76: Cho khí CO dư đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư, khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
A. MgO, Fe, Cu.
B. Mg, Fe, Cu.
C. MgO, Fe3O4, Cu.
D. Mg, Al, Fe, Cu
Câu 77: Kim loại không khử được nước ở nhiệt độ thường là
A. Na.
B. K.
C. Be.
D. Ca.
Câu 78: Công thức của thạch cao sống là
A. CaSO4.2H2O.
B. CaSO4.H2O.
C. 2CaSO4.H2O.
D. CaSO4.
Mở rộng:
Thạch cao sống : CaSO4.2H2O
Thạch cao nung là : 2CaSO4.H2O hay CaSO4.0,5H2O → dùng để bó bột.
Thạch cao khan : CaSO4
Câu 79: Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân các kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II có
A. bán kính nguyên tử tăng dần.
B. năng lượng ion hóa giảm dần.
C. tính khử của nguyên tử tăng dần.
D. tính oxi hóa của ion tăng dần.
Câu 80: Khi đun nóng, canxi cacbonat phân hủy theo phương trình:
CaCO3 → CaO + CO2 ;∆H = -178 kJ. Để thu được nhiều CaO ta phải
A. hạ thấp nhiệt độ nung.
B. quạt lò đốt để đuổi hết CO2.
C. tăng nhiệt độ nung.
D. cả B và C đều đúng.
Câu 81: Nguyên tử X có cấu hình e là 1s22s22p63s23p64s2 thì ion tạo ra từ X sẽ có cấu hình e như sau
A. 1s22s22p63s23p64s2.
B. 1s22s22p63s23p6.
C. 1s22s22p63s23p64s24p6.
D. 1s22s22p63s2.
Câu 82: Hãy chọn phương pháp đúng để làm mềm nước cứng tạm thời, có thể dùng phương pháp sau
A. cho tác dụng với NaCl.
B. tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ.
C. đun nóng nước.
D. B và C đều đúng.
Câu 83: Kim loại PNC nhóm II tác dụng với dung dịch HNO3 loãng , theo phương trình hóa học sau: 4M+ 10HNO3 → 4M(NO3)2+ NxOy + 5H2O. Oxit nào phù hợp với công thức phân tử của NxOy?
A. N2O.
B. NO.
C. NO2.
D. N2O4.
Câu 84: Để sát trùng, tẩy uế tạp xung quanh khu vực bị ô nhiễm, người ta thường rải lên đó những chất bột màu trắng đó là chất gì ?
A. Ca(OH)2.
B. CaO.
C. CaCO3.
D. CaOCl2.
Câu 85: Để điều chế Al người ta điện phân Al2O3 nóng chảy mà không điện phân AlCl3 nóng chảy là do
A. AlCl3 nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn Al2O3.
B. AlCl3 là hợp chất cộng hoá trị nên không nóng chảy mà thăng hoa.
C. điện phân AlCl3 tạo ra Cl2 rất độc.
D. điện phân Al2O3 cho ra Al tinh khiết hơn.
Câu 86: Thông thường khi bị gãy tay, chân người ta phải bó bột lại vậy họ đã dùng hoá chất nào ?
A. CaSO4.
B. CaSO4.2H2O.
C. 2CaSO4.H2O.
D. CaCO3.
Câu 87: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: NaCl, NaHSO4, HCl là
A. (NH4)2CO3.
B. BaCO3.
C. BaCl2.
D. NH4Cl
Câu 88: Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+, 0,02 mol Ca2+, 0,01 mol Mg2+, 0,05 mol HCO3–, 0,02 mol Cl–. Nước trong cốc là
A. nước mềm.
B. nước cứng tạm thời.
C. nước cứng vĩnh cửu.
D. nước cứng toàn phần.
Câu 89: Không gặp kim loại kiềm thổ trong tự nhiên ở dạng tự do vì
A. thành phần của chúng trong thiên nhiên rất nhỏ.
B. đây là kim loại hoạt động hóa học rất mạnh.
C. đây là những chất hút ẩm đặc biệt.
D. đây là những kim loại điều chế bằng cách điện phân.
Câu 90: Có 4 dung dịch trong 4 lọ mất nhãn là amoni sunfat, amoni clorua, natri sunfat, natri hiđroxit. Nếu chỉ được phép dùng một thuốc thử để nhận biết 4 chất lỏng trên ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. dung dịch AgNO3.
B. dung dịch Ba(OH)2.
C. dung dịch KOH .
D. dung dịch BaCl2.