KIM LOẠI NHÓM IA, IIA, NHÔM - PHẦN 2
KIM LOẠI NHÓM IA, IIA, NHÔM - PHẦN 2
Câu 31: Các dung dịch muối NaHCO3 và Na2CO3 có phản ứng kiềm vì trong nước, chúng tham gia phản ứng
A. thủy phân.
B. oxi hóa - khử.
C. trao đổi.
D. nhiệt phân.
Câu 32: Phản ứng giữa Na2CO3 và H2SO4 theo tỉ lệ 1:1 về số mol có phương trình ion rút gọn là
A. CO32– + 2H+ → H2CO3.
B. CO32– + H+ → HCO3–.
C. CO32– + 2H+ → H2O + CO2.
D. 2Na+ + SO42– → Na2SO4.
Câu 33: Điện phân dung dịch NaCl có màn ngăn, ở catot thu được khí
A. O2.
B. H2.
C. Cl2.
D. không có khí.
Câu 34: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân NaNO3 là
A. Na ; NO2 và O2.
B. NaNO2 và O2.
C. Na2O và NO2.
D. Na2O và NO2 và O2.
Câu 35: Nước Gia-ven được điều chế bằng cách
A. cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH.
B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
B. điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn.
D. A,C đều đúng.
Câu 36: Trong phản ứng sau: NaH + H2O → NaOH + H2. Nước đóng vai trò gì ?
A. chất khử.
B. chất oxi hóa.
C. axit.
D. bazơ.
Câu 37: Để nhận biết các dung dịch: NaOH, KCl, NaCl, KOH dùng
A. quì tím, dung dịch AgNO3.
B. phenolphtalein.
C. quì tím, thử ngọn lửa bằng dây Pt.
D. phenolphtalein, dung dịch AgNO3.
Câu 38: Điện phân dung dịch NaF có màng ngăn, sản phẩm thu được là
A. H2; F2; dung dịch NaOH.
B. H2; O2; dung dịch NaOH.
C. H2; O2; dung dịch NaF.
D. H2; dung dịch NaOF.
Câu 39: Khi điện phân dung dịch NaCl (có màng ngăn), cực dương không làm bằng sắt mà làm bằng than chì là do
A. than chì dẫn điện tốt hơn sắt.
B. cực dương tạo khí clo tác dụng với Fe.
C. không thể tạo khí clo.
D. cực dương tạo khí clo tác dụng với than chì.
Câu 40: Sản phẩm của sự điện phân dung dịch NaCl điện cực trơ, có màng ngăn xốp là
A. natri và hiđro.
B. oxi và hiđro.
C. natri hiđroxit và clo.
D. hiđro, clo và natri hiđroxit.
Câu 41: Kim loại có thể tạo peoxit là
A. Na.
B. Al.
C. Fe.
D. Zn.
Câu 42: Có các chất khí: CO2; Cl2; NH3; H2S đều có lẫn hơi nước. Dùng NaOH khan có thể làm khô các khí sau
A. NH3.
B. CO2.
C. Cl2.
D. H2S.
Câu 43: Để điều chế Na2CO3 người ta có thể dùng phương pháp nào sau đây
A. cho sục khí CO2 dư qua dung dịch NaOH.
B. tạo NaHCO3 kết tủa từ CO2 + NH3+ NaCl và sau đó nhiệt phân NaHCO3.
C. cho dung dịch (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaCl.
D. cho BaCO3 tác dụng với dung dịch NaCl.
Câu 44: Khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch ZnSO4 ta thấy:
A. xuất hiện kết tủa màu trắng bền.
B. đầu tiên xuất hiện kết tủa màu trắng, sau đó kết tủa tan dần và dung dịch trở lại trong suốt.
C. kẽm sunfat bị kết tủa màu xanh nhạt.
D. không thấy có hiện tượng gì xảy ra.
Mở rộng:
Al(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2, Cr(OH)3, Sn(OH)2… là nhưng hiđroxit lưỡng tính.
Al(OH)3 + HCl → AlCl3 + H2O
Al(OH)3↓ +NaOH → NaAl(OH)4 tan
Câu 45: Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất trong tất cả các kim loại vì:
1. trong cùng 1 chu kỳ , kim loại kiềm có bán kính lớn nhất.
2. kim loại kiềm có Z nhỏ nhất so với các nguyên tố thuộc cùng chu kỳ .
3. chỉ cần mất 1 điện tử là kim loại kiềm đạt đến cấu hình khí trơ.
4. kim loại kiềm là kim loại nhẹ nhất.
Chọn phát biểu đúng
A. 1, 2.
B. 1, 2, 3.
C. 3.
D. 3, 4.
Câu 46: Hiđrua của kim loại kiềm tác dụng với nước tạo thành
A. muối và nước.
B. kiềm và oxi.
C. kiềm và hiđro.
D. muối.
Câu 47: Phương trình điện phân NaOH nóng chảy là
A. 4NaOH → 4Na + O2 + 2H2O.
B. 2NaOH → 2Na + O2 + H2.
C. 2NaOH → 2Na + H2O2.
D. 4NaOH → 2Na2O + O2 + H2.
Câu 48: Một muối khi tan vào trong nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là
A. NaCl.
B. MgCl2.
C. KHSO4.
D. Na2CO3.
Câu 49: Dẫn khí CO2 vào dung dịch NaOH dư, khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y. Dung dịch Y có chứa
A. Na2CO3 và NaOH.
B. NaHCO3.
C. Na2CO3.
D. Na2CO3 và NaHCO3.
Câu 50: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.
(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là
A. I, II và III.
B. II, III và VI.
C. II, V và VI.
D. I, IV và V.
Câu 51: Nhận định nào sau đây không đúng với nhóm IIA
A. to sôi, to nóng chảy biến đổi không tuân theo qui luật.
B. to sôi tăng dần theo chiều tăng nguyên tử khối.
C. kiểu mạng tinh thể không giống nhau.
D. năng lượng ion hóa giảm dần.
Câu 52: Từ Be → Ba có kết luận nào sau không đúng
A. bán kính nguyên tử tăng dần.
B. to nóng chảy tăng dần.
C. điều có 2e ở lớp ngoài cùng.
D. tính khử tăng dần.
Câu 53: Kim loại nào sau đây hoàn toàn không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường
A. Be.
B. Mg.
C. Ca.
D. Sr.
Câu 54: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
B. chỉ có kết tủa keo trắng.
C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
D. không có kết tủa, có khí bay lên
Câu 55: Hiện tượng nào xảy ra khi thổi từ từ khí CO2 dư vào nước vôi trong
A. sủi bọt dung dịch.
B. dung dịch trong suốt từ đầu đến cuối.
C. có kết tủa trắng sau đó tan.
D. dung dịch trong suốt sau đó có kết tủa.
Câu 56: Sự tạo thành thạch nhủ trong hang động là do phản ứng
A. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
B. CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl.
C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
D. CaCO3 → CaO + CO2.
Câu 57: Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với dãy chất nào sau đây
A. BaCl2 , Na2CO3 , Al.
B. CO2 , Na2CO3 , Ca(HCO3)2.
C. NaCl , Na2CO3 , Ca(HCO3)2.
D. NaHCO3,NH4NO3, MgCO3.
Câu 58: Có ba chất rắn: CaO, MgO, Al2O3, dùng hợp chất nào để phân biệt chúng
A. HNO3 đặc.
B. H2O.
C. dung dịch NaOH.
D. HCl.
Câu 59: Có 4 mẩu kim loại: Ba, Mg, Fe, Ag, nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng thì nhận biết những kim loại nào?
A. 4 kim loại.
B. Ag, Ba.
C. Ag, Mg, Ba.
D. Ba, Fe.
Câu 60: Có 4 chất bột màu trắng: CaCO3, CaSO4, K2CO3, KCl, hoá chất dùng để phân biệt chúng là
A. H2O, dung dịch AgNO3.
B. H2O, dung dịch NaOH.
C. H2O, CO2.
D. dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3.
Mở rộng:
Ag2CO3 là chất không bền trong dung dịch sẽ bị phân hủy thành Ag2O (đen) và CO2.