KIM LOẠI NHÓM IA, IIA, NHÔM - PHẦN 13
TỔNG HỢP
KIM LOẠI NHÓM IA, IIA, NHÔM - PHẦN 13
TỔNG HỢP
Câu 181: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion
B. Làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng.
C. Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
D. Nước cứng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước hiện nay.
Câu 182: Hai kim loại thuộc 2 chu kỳ liên tiếp, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn tác dụng dụng được với nước tạo dung dịch kiềm là
A. Be, Ca.
B. Na, K.
C. Ca, Ba.
D. Ca, Sr.
Câu 183: Cho dãy các chất : Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là:
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 184: Cho a mol Ba vào dung dịch chứa 2a mol Na2CO3 thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nhiệt phân hoàn toàn kết tủa Y, lấy khí sinh ra sục vào dung dịch X, thu được dung dịch Z. Chất tan có trong dung dịch Z là.
A. Ba(HCO3)2 và NaHCO3.
B. Na2CO3.
C. NaHCO3.
D. NaHCO3 và Na2CO3.
Câu 185: Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là
A. NaCl.
B. HCl.
C. NaHSO4.
D. Ca(OH)2.
Câu 186: Thạch cao nung có công thức hóa học là
A. CaCO3.
B. CaSO4.H2O.
C. CaSO4.
D. CaSO4.2H2O.
Câu 187: Kim loại tan hoàn toàn trong nước (dư) ở nhiệt độ thường là
A. Cu.
B. K.
C. Zn.
D. Fe.
Câu 188: Ở trạng thái cơ bản, số electron hóa trị của Al (Z = 13) là
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 189: Chất nào sau đây không phải là chất lưỡng tính?
A. Al2O3.
B. NaHCO3.
C. Al.
D. Al(OH)3.
Câu 190: Al(OH)3 không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. Ba(OH)2.
B. NaOH.
C. HCl.
D. NaCl.
Câu 191: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Al.
B. Na.
C. Mg.
D. Fe.
Câu 192: Nước cứng là nước có chứa nhiều các cation
A. Mg2+ và Ca2+.
B. Be2+ và Sr2+.
C. Ba2+ và Sr2+.
D. Fe2+ và Ba2+.
Câu 193: X là chất rắn màu trắng, dễ nghiền thành bột mịn, tạo được loại bột nhão có khả năng đông cứng nhanh khi nhào bột với nước; thường dùng để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy xương. Công thức hoá học của X là
A. CaSO4.
B. CaSO4.2H2O.
C. CaSO4.H2O.
D. CaO.
Câu 194: Cho dung dịch NaHSO4 dư vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng. Chất X là
A. NaOH.
B. BaCl2.
C. NaHCO3.
D. NaAlO2.
Câu 195: Thuốc nổ đen chứa cacbon, lưu huỳnh và kali nitrat. Công thức hoá học của kali nitrat là
A. KNO2.
B. KNO3.
C. KCl.
D. KHCO3.
Câu 196: Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. NaHSO4.
B. Ca(OH)2.
C. NaOH.
D. NH3.
Câu 197: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Na2O vào lượng nước dư.
(b) Điện phân dung dịch NaCl, điện cực trơ, có màng ngăn xốp.
(c) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(d) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2 (tỉ lệ mol 1:1).
Số thí nghiệm thu được NaOH là
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 198: Khi điện phân Al2O3 nóng chảy (điện cực trơ bằng than chì), khí nào sau đây không sinh ra ở điện cực anot?
A. H2.
B. O2.
C. CO2.
D. CO.
Câu 199: Chất khí nào sau đây được tạo ra khi nhiệt phân canxi cacbonat?
A. CO2.
B. H2.
C. CO.
D. C2H2.
Câu 200: Dung dịch chất nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng?
A. Ca(HCO3)2.
B. FeCl3.
C. H2SO4.
D. AlCl3.
Câu 201: Dung dịch nào sau đây không thể làm mềm nước cứng tạm thời?
A. Ca(OH)2.
B. HCl.
C. Na2CO3.
D. Na3PO4.
Câu 202: Cho các phát biểu sau:
(a) Độ dẫn điện của Al tốt hơn Cu.
(b) Hỗn hợp Al và Na2O (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3, sau phản ứng thu được hai chất kết tủa.
(d) Các kim loại kiềm thổ đều khử nước ở nhiệt độ thường.
(e) Trong tự nhiên, kim loại kiềm và kiềm thổ chỉ tồn tại dạng hợp chất.
(g) Trong tự nhiên, nhôm oxit tồn tại dưới dạng ngậm nước và dạng khan.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 203: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn?
A. Na.
B. Ca.
C. Al.
D. Fe.
Câu 204: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đốt bột nhôm nguyên chất trong khí oxi.
(b) Để thanh thép lâu ngày trong không khí ẩm.
(c) Ngâm thanh đồng nguyên chất vào dung dịch NaNO3.
(d) Cho lá kẽm nguyên chất vào dung dịch chứa H2SO4 và CuSO4.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 205: Hòa tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa là
A. BaCO3.
B. Fe(OH)2.
C. Al(OH)3.
D. Fe(OH)3.
Câu 206: Muối ăn bị lẫn các tạp chất CaCl2, MgSO4, MgCl2, Na2SO4. Để thu được muối ăn tinh khiết từ hỗn hợp trên, người ta lần lượt dùng các dung dịch:
A. NaOH dư, Na2CO3 dư, H2SO4 dư, rồi cô cạn.
B. Ba(OH)2 dư, Na2SO4 dư, HCl dư, rồi cô cạn.
C. BaCl2 dư, Na2CO3 dư, HCl dư, rồi cô cạn.
D. Na2CO3 dư, HCl dư, BaCl2 dư, rồi cô cạn.
Câu 207: Thực hiện các thí nghiệm sau :
(a) Đun sôi nước cứng tạm thời.
(b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.
(c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
(d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(e) Cho NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(g) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 208: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho mẩu Al vào dung dịch Ba(OH)2.
(b) Thêm từ từ dung dịch Na2CO3 đến dư vào dung dịch HCl.
(c) Nhiệt phân NaHCO3 rắn.
(d) Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch AlCl3.
(e) Cho nước vôi vào dung dịch chứa Ca(HCO3)2.
(g) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm thu được chất khí sau phản ứng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 6.
Câu 209: Cho các phát biểu sau:
(a) Cho kim loại Ba tác dụng với dung dịch CuSO4, thu được kim loại Cu.
(b) Phương pháp trao đổi ion làm mềm được nước cứng toàn phần.
(c) Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.
(d) Nhôm và sắt tác dụng với khí clo dư theo cùng tỉ lệ mol.
(e) Nhôm là kim loại nhẹ, có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 210: Có 4 dung dịch: X (NaOH 1M và Na2CO3 1M); Y (Na2CO3 1M); Z (NaHCO3 1M); T (Ba(HCO3)2 1M) được kí hiệu ngẫu nhiên là (a), (b), (c), (d). Thực hiện các thí nghiệm: Cho từ từ 10 ml thể tích dung dịch thuốc thử vào 10 ml thể tích các dung dịch (a), (b), (c), (d), thu được kết quả như sau:
Dung dịch (b) là
A. X.
B. Y.
C. Z.
D. T.