KIM LOẠI NHÓM IA, IIA, NHÔM - PHẦN 14
TỔNG HỢP
KIM LOẠI NHÓM IA, IIA, NHÔM - PHẦN 14
TỔNG HỢP
Câu 211: Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau vào nước, thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho Z phản ứng với dung dịch CaCl2, thấy có n1 mol CaCl2 phản ứng.
- Thí nghiệm 2: Cho Z phản ứng với dung dịch HCl, thấy có n2 mol HCl phản ứng.
- Thí nghiệm 3: Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH, thấy có n3 mol NaOH phản ứng.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. NH4HCO3, Na2CO3.
B. NH4HCO3, (NH4)2CO3.
C. NaHCO3, (NH4)2CO3.
D. NaHCO3, Na2CO3.
Câu 212: Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại Al tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
(b) Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời.
(c) Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O.
(d) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3.
(e) Điều chế Al(OH)3 bằng cách cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 213: Cho các phát biểu sau:
(a) Tecmit là hỗn hợp gồm bột nhôm và bột sắt oxit.
(b) Để bảo quản kim loại kiềm cần ngâm chìm trong dầu hỏa.
(c) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy.
(d) Trong tự nhiên, nhôm oxit tồn tại dưới dạng ngậm nước và dạng khan.
(e) Thạch cao khan dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương.
(g) Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ các ion Ca2+, Mg2+.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 214: Cho các chất: Al(OH)3, Cr2O3, SO2, CrO3, Al2O3, NH4Cl, CaO, P2O5, Cr(OH)3, SiO2, ZnO, CuO. Số chất tác dụng được với NaOH là
A. 7.
B. 10.
C. 8.
D. 9.
Câu 215: Cho các phát biểu:
(1) Nhôm là một kim loại lưỡng tính.
(2) CrO3 là oxit lưỡng tính.
(3) Al2O3 là oxit lưỡng tính.
(4) Al(OH)3 là hiđoxit lưỡng tính.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 216: Cho các phát biểu sau:
(a) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+.
(b) Na2CO3 là chất được dùng làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày do dư axit.
(c) Để bảo quản kim loại kiềm nên ngâm vào ancol etylic.
(d) Thạch cao nung (CaSO4.H2O) được dùng làm chất đúc tượng, bó bột trong y tế.
(e) Quặng boxit có thành phần chính là Fe2O3.
(f) Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng mạnh với nước.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 217: Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch chứa 2a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Dung dịch X có pH nhỏ hơn 7.
B. Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được a mol kết tủa.
C. Thể tích khí H2 thu được là 2,24a lít (đktc).
D. Dung dịch X không phản ứng với dung dịch CuSO4.
Câu 218: Có ba dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; Al2(SO4)3 1M; AlCl3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3). Tiến hành các thí nhiệm sau:
TN1: Trộn V ml (1) với V ml (2) và 3V ml dung dịch NaOH 1M thu được a mol kết tủa.
TN2: Trộn V ml (1) với V ml (3) và 3V ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 5a mol kết tủa.
TN3: Trộn V ml (2) với V ml (3) và 4V ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được b mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. So sánh nào sau đây đúng?
A. b = 6a.
B. b = a.
C. b = 3a.
D. b = 4a.
Câu 219: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
(b) Dẫn khí CO dư qua Al2O3 nung nóng.
(c) Cho kim loại Mg vào dung dịch CuSO4.
(d) Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn.
Sau phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 220: Cho hỗn hợp bột X chứa Mg, MgO, Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch hỗn hợp HCl và KNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z chứa H2 và N2. Cho các nhận định sau về dung dịch Y:
(a). Cho Mg vào Y có thể thu được khí.
(b). Cho Mg vào Y có thể thu được khí NO.
(c). Cho NaOH dư vào Y không thu được kết tủa.
(d). Cho Ba(OH)2 dư vào Y có thể thu được kết tủa nhưng không thể thu được khí.
Tổng số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 221: Cho dung dịch NaHSO4 dư vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng. Chất X là
A. NaOH.
B. BaCl2.
C. NaHCO3.
D. NaAlO2.
Câu 222: Cho các phát biểu sau:
(a) Nước cứng có chứa đồng thời anion HCO3- và SO42- hoặc Cl- là nước cứng toàn phần.
(b) Hợp kim Na - K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân;
(c) Na2CO3 là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi,...
(d) Có thể dùng Ba để đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4.
(e) Al(OH)3, NaHCO3, Al là các chất lưỡng tính.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 223: Cho các phát biểu sau:
(a) Hợp kim Na - K có nhiệt độ nóng chảy thấp, 70oC.
(b) NaOH là chất rắn, màu trắng, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn.
(c) Al(OH)3, NaHCO3, Al2O3 là các chất có tính chất lưỡng tính.
(d) Có thể điều chế kim loại nhôm bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của nó.
(e) Kim loại xesi dùng làm tế bào quang điện;
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 224: Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm, kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại.
(b) Không thể dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm.
(c) Có thể điều chế kim loại Na bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl.
(d) Mg được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.
(e) Kim loại nhôm bền trong không khí và hơi nước là do có màng oxit Al2O3 bảo vệ.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 225: Hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Hòa tan X, Y trong dung dịch CaCl2 loãng, dư, thu được m1 gam kết tủa.
Thí nghiệm 2: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaOH loãng, dư, thu được m2 gam kết tủa.
Thí nghiệm 3: Hòa tan X, Y trong dung dịch Ba(OH)2 loãng, dư, thu được m3 gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; m1 < m2 < m3; các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Ba(HCO3)2, NaHCO3.
B. Ba(HCO3)2, Na2CO3.
C. Ca(HCO3)2, Na2CO3.
D. Ca(HCO3)2, NaHCO3.
Câu 225: Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch chứa 4a mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO2.
(b) Cho Al2O3 dư vào lượng dư dung dịch NaOH.
(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.
(d) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.
(g) Cho Mg dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.