KIM LOẠI NHÓM IA, IIA, NHÔM - PHẦN 12
TỔNG HỢP
KIM LOẠI NHÓM IA, IIA, NHÔM - PHẦN 12
TỔNG HỢP
Câu 151: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(b) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
(c) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
(d) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
(e) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
(g) Cho AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
Sau khi các phản ứng kết thúc, tổng số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4.
B. 6.
C. 3.
D. 5.
Câu 152: Thành phần chính của quặng boxit là
A. FeCO3.
B. Al2O3.
C. Fe2O3.
D. Fe3O4.
Câu 153: Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm?
A. Li.
B. K.
C. Ba.
D. Cs.
Câu 154: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Canxi cacbonat tan rất ít trong nước, phản ứng với dung dịch HCl giải phóng khí CO2.
B. Natri hiđrocacbonat được dùng để pha chế thuốc giảm đau dạ dày do chứng thừa axit.
C. Có thể dùng lượng dư dung dịch natri hiđroxit để làm mềm nước có tính cứng toàn phần.
D. Natri hiđroxit là chất rắn, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước, khi tan tỏa nhiệt mạnh.
Câu 155: Kim loại Mg được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?
A. Cho MgO phản ứng với khí CO ở nhiệt độ cao.
B. Điện phân nóng chảy MgCl2.
C. Cho dung dịch MgCl2 phản ứng với lượng dư Na.
D. Điện phân dung dịch MgCl2 có màng ngăn.
Câu 156: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Al.
B. Fe.
C. Ca.
D. K.
Câu 157: Trong các hợp chất, kim loại kiềm có số oxi hóa bằng?
A. –1.
B. –2.
C. +1.
D. +2.
Câu 158: Bột nhôm tự bốc chảy khi tiếp xúc với
A. khí clo.
B. H2O.
C. Fe2O3.
D. khí oxi.
Câu 159: Hợp chất nào sau đây không có trong tự nhiên?
A. Ca(HCO3)2.
B. CaCO3.
C. CaO.
D. CaSO4.
Câu 160: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chứa chất X, thu được kết tủa màu xanh. Chất X là
A. Cu(NO3)2.
B. Ca(HCO3)2.
C. Fe2(SO4)3.
D. NaH2PO4.
Câu 161: Kim loại nhẹ nhất là
A. Na.
B. K.
C. Li.
D. Al.
Câu 162: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. Al.
B. Cr.
C. Fe.
D. Cu.
Câu 163: Xút ăn da là hiđroxit của kim loại nào sau đây?
A. Ca.
B. Na.
C. Mg.
D. K.
Câu 164: Muối ngậm nước CaSO4.2H2O được gọi là
A. vôi tôi.
B. thạch nhũ.
C. thạch cao nung.
D. thạch cao sống.
Câu 165: Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
A. Nhóm IIIA.
B. Nhóm IIA.
C. Nhóm IA.
D. Nhóm VIIIB.
Câu 166: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. Thạch cao khan.
B. Thạch cao nung.
C. Đá vôi.
D. Thạch cao sống.
Câu 167: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al(OH)3.
B. Ca(OH)2.
C. Al2(SO4)3.
D. NaOH.
Câu 168: Al2O3 tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. Na2SO4.
B. NaOH.
C. NaCl.
D. NH3.
Câu 169: Trong các kim loại sau, kim loại nào không phải là kim loại kiềm thổ?
A. Ca.
B. Be.
C. Mg.
D. Na.
Câu 170: Trong nguyên tử kim loại kiềm ở trạng thái cơ bản có số electron lớp ngoài cùng là
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 171: Kim loại nào dưới đây không phản ứng được với H2O ở nhiệt độ thường?
A. Ba.
B. Ag.
C. Na.
D. K.
Câu 172: Kim loại Na không tác dụng được với chất nào dưới đây?
A. Giấm ăn.
B. Ancol etylic.
C. Nước.
D. Dầu hỏa.
Câu 173: Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm thổ?
A. Sr.
B. Na.
C. Ba.
D. Mg.
Câu 174: Thành phần chính của khoáng vật magiezit là magie cacbonat. Công thức của magie cacbonat là
A. Mn(NO3)2.
B. MnCO3.
C. MgCO3.
D. Mg3(PO4)2.
Câu 175: Al(OH)3 không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. BaCl2.
B. HCl.
C. Ba(OH)2.
D. NaOH.
Câu 176: Cho các chất sau: CrO3, Fe, Al(OH)3, Zn. Số chất tan được trong dung dịch NaOH là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 177: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Fe(OH)2.
B. Al(OH)3.
C. Al.
D. KOH.
Câu 178: Kim loại Al không tác dụng với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 đặc, nguội.
B. HNO3 loãng .
C. KOH.
D. Cu(NO3)2.
Câu 179: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X, thấy có kết tủa keo trắng tạo thành và tan lại hoàn toàn. Chất nào sau đây thỏa mãn tính chất của X?
A. AlCl3.
B. KCl.
C. MgCl2.
D. FeCl3.
Câu 180: Cho dãy các chất: NaHCO3, FeCl3, CO2, Fe, Al và BaCl2. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.