CROM - SẮT - ĐỒNG - PHẦN 5
CROM - SẮT - ĐỒNG - PHẦN 5
Câu 121: Cho 0,6 mol H2S tác dụng hết với dung dịch K2Cr2O7 trong axit sunfuric thì thu được một đơn chất. Tính số mol của đơn chất này?
A. 0,3.
B. 0,4.
C. 0,5.
D. 0,6.
Câu 122: Các chất trong dãy nào sau đây thì kim loại vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
A. CrO3, FeO, CrCl3, CuO.
B. Fe2O3, Cu2O, CrO, FeCl2.
C. Fe2O3, Cu2O, Cr2O3, FeCl2.
D. Fe3O4, Cu2O, CrO, FeCl2.
Câu 123: Chất nào sau đây không lưỡng tính?
A. Cr(OH)2.
B. Cr2O3.
C. Cr(OH)3.
D. Al2O3.
Câu 124: Chọn câu không đúng
A. Cu thuộc nhóm IB.
B. Cu nằm ở chu kỳ 4.
C. Cu có số hiệu nguyên tử bằng 32.
D. Cu là nguyên tố kim loại chuyển tiếp.
Câu 125: Đồng có cấu hình e là [Ar]3d104s1, vậy cấu hình e của Cu + và Cu2 + lần lượt là
A. [Ar]3d10 ; [Ar]3d9.
B. [Ar]3d94s1; [Ar]3d84s1.
C. [Ar]3d94s1; [Ar]3d9.
D. [Ar]3d84s2; [Ar]3d84s1.
Câu 126: Xác định phương pháp điếu chế Cu tinh khiết từ CuCO3.Cu(OH)2:
(1) Hòa tan CuCO3.Cu(OH)2 trong axit (H2SO4, HNO3,…):
CuCO3.Cu(OH)2 +2H2SO4 → 2CuSO4 +CO2 + 3H2O.
Sau đó cho tác dụng với bột sắt: Fe + Cu2 + → Fe2 + + Cu.
(2) Nung CuCO3.Cu(OH)2 → 2CuO + CO2 + H2O.
Sau đó dùng chất khử H2 (CO, Al,…) để khử CuO ta được Cu.
(3) Hòa tan hỗn hợp trong axit HCl ta thu được CuCl2, điện phân nóng chảy CuCl2 thu được Cu.
(4) Hòa tan hỗn hợp trong axit HCl ta thu được CuCl2, điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ thu được Cu.
A. 1, 2, 4.
B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 3.
D. 1, 2, 3, 4.
Mở rộng: Không thể điện phân nóng chảy AlCl3, ZnCl2, CuCl2… vì chúng không có trạng thái nóng chảy mà bị thăng hoa tương tự I2.
Câu 127: Hỗn hợp A gồm 3 kim loại: Cu, X, Fe. Để tách rời kim loại X ra khỏi hỗn hợp A, mà không làm thay đổi khối lượng X, dùng 1 hóa chất duy nhất là muối sắt (III) nitrat. Vậy X là
A. Ag.
B. Pb.
C. Zn.
D. Al.
Câu 128: Chọn câu không đúng
A. nguyên từ Cu được phân thành 4 lớp e, mỗi lớp lần lượt có: 2e, 8e, 18e, 2e.
B. trong các hợp chất, 1 trong những số oxi hóa của Cu là +1.
C. đồng có thể khử FeCl3 thành FeCl2.
D. cấu hình e của ion đồng là [Ar]3d10.
Câu 129: Chọn câu trả lời đúng nhất. So với kim loại nhóm IA (kali)
A. Cu có bán kính nguyên tử lớn hơn, ion Cu2 + có điện tích lớn hơn.
B. Cu có bán kính nguyên tử lớn hơn, ion Cu2 + có điện tích nhỏ hơn.
C. Cu có bán kính nguyên tử nhỏ hơn, ion Cu2 + có điện tích nhỏ hơn.
D. Cu có bán kính nguyên tử nhỏ hơn, ion Cu2 + có điện tích lớn hơn.
Mở rộng: Trong một chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần.
Câu 130: Khi tách Au ra khỏi hỗn hợp gồm: Au, Cu, Fe người ta không dùng:
A. dung dịch H2SO4 đặc nóng.
B. dung dịch FeCl3.
C. dung dịch AgNO3.
D. dung dịch HNO3.
Câu 131: Cho số thứ tự của Cu là 29. Phát biểu nào đúng khi nói về Cu:
A. thuộc chu kì 4, nhóm XIB.
B. thuộc chu kì 4, nhóm IB.
C. ion Cu + có cấu hình bão hòa.
D. B, C đúng.
Câu 132: Tìm câu sai: Tính chất đặc trưng của kim loại chuyển tiếp là
A. không có khả năng tạo phức.
B. thể hiện nhiều trạng thái oxi hoá.
C. các nguyên tố chuyển tiếp và hợp chất thường có màu.
D. có hoạt tính xúc tác.
Câu 133: Mệnh đề nào sau đây không đúng
A. đồng dẻo, dễ kéo sợi.
B. tia X có thể đâm xuyên qua lá đồng dày 3 – 5 cm.
C. đồng có thể dát mỏng hơn giấy từ 5 đến 6 lần.
D. đồng dẫn nhiệt, điện tốt.
Câu 134: Nguyên tố có độ dẫn điện tốt nhất là
A. Al.
B. Au.
C. Cu.
D. Ag.
Câu 135: Trong các kim loại sau: Cu, Al, Fe, Ag. Người ta thường dùng những kim loại nào làm chất dẫn điện, dẫn nhiệt:
A. Cu và Fe.
B. Fe và Ag.
C. Cu và Ag.
D. Al và Cu.
Mở rộng: Tuy bạc có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất nhưng giá thánh nó rất cao nên bạc rất ít được dùng trong lĩnh vực này.
Câu 136: Nếu để 1 thanh đồng nằm chìm 1 phần trong dung dịch H2SO4 loãng một thời gian dài, thì:
A. không xảy ra phản ứng hóa học.
B. đồng sẽ bị H2SO4 oxi hóa.
C. sẽ có khí H2 thoát ra.
D. dung dịch sẽ có màu xanh lam.
Câu 137: Chọn câu đúng
A. Cu bị thụ động hóa trong HNO3 đặc, nguội.
B. Cu + HNO3 đặc, nóng tạo khí không màu hóa nâu trong không khí.
C. để thanh đồng lâu ngày ngoài không khí, thanh đồng bị hóa đen do hợp chất CuO tạo ra trên bề mặt.
D. cả A, B, C đều sai.
Câu 138: Có hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ từ từ metyl amin vào dung dịch CuSO4
A. không có hiện tượng gì.
B. xuất hiện kết tủa xanh lam.
C. xuất hiện kết tủa xanh lam sau đó kết tủa tan ra.
D. xuất hiện kết tủa xanh lam sau đó kết tủa hóa nâu đỏ trông không khí.
Mở rộng: Cu(OH)2, Zn(OH)2, [AgOH] có khả năng tạo phức tan với dung dịch NH3 hoặc các amin.
Câu 139: Hiện tượng xảy ra khi cho H2 qua bình đựng CuO là
A. CuO chuyển từ màu đen sang màu đỏ.
B. CuO chuyển từ màu đỏ sang màu đen.
C. có khí thoát ra làm đục nước vôi trong.
D. không có hiện tượng gì.
Câu 140: Khi cho CO dư vào bình đựng CuO nung nóng thì có hiện tượng:
A. chất rắn từ màu đỏ chuyển sang màu đen.
B. chất rắn từ màu đen chuyển sang màu đỏ.
C. chất rắn từ màu trắng chuyển sang màu đen.
D. chất rắn từ màu trắng chuyển sang màu đỏ.
Câu 141: Giải pháp nào nhận biết không hợp lý
A. dùng OH– nhận biết NH4+ vì xuất hiện khí làm xanh giấy quỳ ẩm.
B. dùng Cu và H2SO4 loãng nhận biết NO3– vì xuất hiện khí không màu hóa nâu trong không khí.
C. dùng Ag + nhận biết PO43– vì tạo kết tủa vàng.
D. dùng tàn đóm còn đỏ nhận biết N2 vì tàn đóm bùng cháy thành ngọn lửa.
Câu 142: Khi nung nóng hỗn hợp CuO, NH4Cl thì hỗn hợp sản phầm khí. Mệnh đề nào sau đây không đúng?
A. làm đổi màu giấy quỳ ẩm.
B. làm xanh CuSO4 khan.
C. tác dụng với NaOH chỉ tạo 1 muối duy nhất.
D. làm mất màu dung dịch nước brom.
Câu 143: X là chất có màu xanh lục nhạt, tan tốt trong nước có phản ứng axit yếu. Cho dung dịch X phản ứng với dung dịch NH3 dư thì mới đầu có kết tủa sau đó kết tủa tan và dung dịch có màu xanh đậm. Cho H2S lội qua dung dịch X đã được axit hóa bằng axit HCl thấy có kết tủa đen xuất hiện. Mặt khác cho BaCl2 vào dung dịch X được kết tủa trắng không tan trong axit dư. Muối X là
A. NiSO4.
B. CuSO4.
C. CuSO4.5H2O.
D. CuCl2.
Ni(OH)2 + 6NH3 = Ni(NH3)6(OH)2
Câu 144: Hiện tượng gì xảy ra khi đưa 1 dây Cu mảnh, được uốn lò xo, nóng đỏ vào lò thủy tinh đựng đầy khí clo, đáy có chứa 1 lớp nước mỏng
A. dây Cu không cháy.
B. dây Cu cháy mạnh, có khói màu nâu.
C. dây Cu cháy mạnh, có khói màu nâu, khi khói tan, lớp nước ở đáy lọ có màu xanh nhạt.
D. không có hiện tượng xảy ra.
Câu 145: Dung dịch A chứa hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2. Cho bột Fe vào A, sau khi phản ứng xong lọc tách được dung dịch A1 và chất rắn B1. Cho tiếp 1 lượng Mg vào A1, kết thúc phản ứng, lọc tách kết tủa thu được dung dịch A2 và chất rắn B2 gồm 2 kim loại. Cho B2 vào dung dịch HCl thấy không có hiện tượng gì. Dung dịch A2 tác dụng với xút dư thu được 3 hidroxit kết tủa. Cho biết thành phần của B1, B2, A1, A2 tương ứng:
A. Ag; Cu, Ag; Fe2 +, Cu2 +, Ag + ; Fe2 +, Mg2 +, Cu2 + .
B. Ag; Cu, Ag; Fe3 +, Cu2 +, Ag +; Fe2 +, Mg2 +, Cu2 +.
C. Ag, Fe; Cu, Ag; Fe2 +, Cu2 +; Fe2 +, Mg2 +, Cu2 +.
D. Ag, Fe; Cu, Ag; Fe2 +, Cu2 +; Fe3 +, Fe2 +, Mg2 +, Cu2 +.
Câu 146: Tổng hệ số cân bằng (tối giản) của phương trình hóa học khi cho Cu + HNO3 đặc là
A. 8.
B. 10.
C. 12.
D. 9.
Chú ý: Khi kim loại hay chất khử tác dụng với axit HNO3, nếu:
+ Axit HNO3 loãng, thường tạo sản phẩm khử là khí NO (hóa nâu trong không khí).
+ Axit HNO3 đặc sẽ tạo sản phẩm khử là NO2 (màu nâu đỏ).
Câu 147: Trong phản ứng: 2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O, nhận định nào sau đây là đúng?
A. HCl vừa là chất khử, vừa là môi trường.
B. O2 bị HCl khử tạo thành O–2 .
C. HCl chỉ là môi trường.
D. O2 vừa đóng vai trò chất xúc tác, vừa là chất oxi hóa.
Câu 148: Phương trình hóa học nào không đúng
A. Cu(OH)2 + 2NaOH đặc → Na2CuO2 + 2H2O.
B. Na2S + CuCl2 → 2NaCl + CuS.
C. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.
D. CuS + HCl → CuCl2 + H2S.
Mở rộng:
+ Đồng là kim loại lưỡng tính hay không là vẫn đề còn nhiều tranh cãi. Nhiều thí nghiệm cho thấy Cu(OH)2 mới sinh ra trong các phản ứng hóa học tan tốt trong kiềm đặc nóng.
Cu(OH)2 + 2NaOH → Na2[Cu(OH)4] hay Na2CuO2
+ PbS, CuS, AgS, CdS, HgS không tan trong axit HCl, H2SO4 loãng.
Câu 149: Cho các phản ứng sau (coi như chưa biết chiều phản ứng):
1. Zn + Cu2 + ⇌ Zn2 + + Cu.
3. Cu + Fe2 +⇌ Cu2 + + Fe.
2. Cu + Pt2 + ⇌ Cu2 + + Pt.
4. Pt + 2H + ⇌ Pt2 + + H2.
Phản ứng nào có thể xảy ra theo chiều thuận
A. (1), (2).
B. (3), (4).
C. (1),(2),(3).
D. (2), (3).
Câu 150: NH3 có thể tác dụng với các chất nào sau đây? (trong điều kiện thích hợp)
A. HCl, KOH, N2, O2, P2O5.
B. HCl, CuCl2, Cl2, CuO, O2.
C. H2S, Cl2, AgCl, H2, Ca(OH)2.
D. CuSO4, K2CO3, FeO, HNO3, CaO.