CROM - SẮT - ĐỒNG - PHẦN 6
CROM - SẮT - ĐỒNG - PHẦN 6
Câu 151: Ion OH– có thể phản ứng với ion nào sau đây:
A. H +, NH4 + , HCO3–.
B. Cu2 +, Mg2 +, Al3 +.
C. Fe3 +, HSO4–, Zn2 +.
D. cả A, B, C đều đúng.
Chú ý: Điều kiện để phản ứng trao đổi ion xảy ra là tạo được chất bay hơi, chất kết tủa hoặc điện li yếu (H2O…)
Câu 152: Dung dịch chứa ion H + có thể phản ứng với dung dịch hay các chất rắn nào sau đây:
A. CaCO3, Na2SO3, Cu(OH)2.
B. NaCl, CuO, Fe(OH)2.
C. KOH, KNO3, CaCl2.
D. NaHCO3, KCl, FeO.
Câu 153: Cho 4 ion: Al3 +, Cu2 +, Zn2 +, Pt2 +. Chọn ion có tính oxi hóa mạnh hơn Pb2 +
A. Al3 +, Zn2 +.
B. Al3 +.
C. Cu2 +, Pt2 +.
D. Pt2 +.
Câu 154: Cho 4 kim loại: Ni, Cu, Fe, Ag và 4dung dịch muối: AgNO3, CuCl2, NiSO4, Fe2(SO4)3. Kim loại nào có thể khử được cả 4 dung dịch muối là
A. Fe.
B. Cu.
C. Ni.
D. Ag.
Câu 155: Trong quá trình điện phân dung dịch CuCl2, nước có vai trò gì sau đây:
A. dẫn điện.
B. phân li phân tử CuCl2 thành ion.
C. xúc tác.
D. ý kiến khác.
Câu 156: Điều nào sau đây không đúng:
A. hỗn hợp Na2O và Al2O3 có thể tan trong nước.
B. hỗn hợp KNO3 và Cu có thể tan hết trong dung dịch NaHSO4.
C. hỗn hợp Fe2O3 và Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl.
D. hỗn hợp FeS và CuS có thể tan hết trong dung dịch HCl.
Chú ý: Khi trộn dung dịch có chứa ion NO với dung dịch có chưa ion H + thì dung dịch tạo thành có tính oxi hóa mạnh tương tự axit HNO3 loãng.
3Cu + 8H + + 2NO → 3Cu2 + + 2NO + 4H2O
Câu 157: Cho 4 kim loại Al, Fe, Cu, Mg vào 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, Al2(SO4)3. Kim loại nào khử được cả 4 dung dịch muối đó:
A. Fe.
B. Al.
C. Mg.
D. Cu.
Câu 158: Bạc tiếp xúc với không khí có mặt H2S:
Ag + H2S + O2 → Ag2S + H2O. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa.
B. Ag bị O2 oxi hóa khi có mặt H2S.
C. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa.
D. H2S tham gia phản ứng với tư cách là môi trường.
Câu 159: Khi điện phân dung dịch CuSO4 ở anot xảy ra quá trình:
H2O → 2H + +1/2 O2 + 2e. Anot được làm bằng:
A. Zn.
B. Cu.
C. Ni.
D. Pt.
Mở rộng: Ở anot ( +) với điện cực trơ (Pt,…), nơi đang thiếu electron nên thường các anion (ion âm) hay H2O sẽ cho electron để thể hiện tính khử. Tuy nhiên, nếu thay điện cực trơ bằng các kim loại thì kim loại sẽ cho electron trước anion dẫn đến hiện tương cực dương tan dần → hiện tượng cực dương tan.
Câu 160: Điện phân dung dịch CuSO4 với anot Cu nhận thấy màu xanh của dung dịch không thay đổi. Điều nào sau đây đúng?
A. sự điện phân không xảy ra.
B. thực chất là điện phân nước.
C. Cu vừa tạo ra ở catot lại tan ngay.
D. lượng Cu bám vào catot bằng lượng Cu tan ra ở anot.
Câu 161: Cho Cu2S tan trong dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng không dư axit, khí sinh ra không màu hóa nâu trong không khí, sau phản ứng có:
A. Cu(NO3)2, H2SO4, NO, H2O.
B. Cu(NO3)2, H2SO4, N2O, H2O.
C. Cu(NO3)2, H2SO4, NO2, H2O.
D. Cu(NO3)2, CuSO4, NO, H2O.
Câu 162: Từ các cặp oxi hóa khử: Fe2 +/Fe, Mg2 +/Mg, Cu2 +/Cu, Ag +/Ag, số pin điện hóa có thể lập được tối đa là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 163: Cho khí H2S lội chậm cho đến dư qua hỗn hợp gồm FeCl3, AlCl3, NH4Cl, CuCl2 thu được kết tủa X. Thành phần của X là
A. FeS, CuS.
B. FeS, Al2S3, CuS.
C. CuS.
D. CuS, S.
Mở rộng:
H2S + FeCl3 → S + FeCl2 + HCl
+ FeCl2 không phản ứng với FeCl2 (vì nếu phản ứng sẽ tạo ra FeS và HCl, FeS là chất rắn tan được trong axit HCl tạo lại chất ban đầu). Tương tự như FeCl2 nên AlCl3 và MgCl2 cũng không phản ứng với H2S.
CuCl2 + H2S → CuS + 2HCl (CuS không tan trong axit)
Câu 164: Phản ứng nào sau đây không xảy ra:
A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S.
B. Ag2S +2HCl → 2AgCl +H2S.
C. H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3.
D. Na2S +Pb(NO3)2→ PbS +2NaNO3.
Câu 165: Sục một dòng khí H2S vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa đen khẳng định nào đúng:
A. axit H2SO4 yếu hơn axit H2S.
B. CuS không tan trong axit H2SO4.
C. xảy ra phản ứng oxi hóa khử.
D. nguyên nhân khác.
Câu 166: Có 4 ống nghiệm đựng 4 lọ mất nhãn: NaCl, KNO3, Pb(NO3), CuSO4. Hãy chọn trình tự tiến hành để nhận biết 4 dung dịch trên:
A. dung dịch Na2S và dung dịch AgNO3.
B. dung dịch Na2S và dung dịch NaOH.
C. khí H2S và dung dịch AgNO3.
D. A và C.
Câu 167: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X thấy bị vẩn đục, nhỏ tiếp NaOH vào thấy dung dịch trở lại trong suốt. Sau đó nhỏ tiếp dung dịch HCl lại thấy dung dịch vẩn đục rồi trong suốt. Vậy dung dịch X là
A. Al2(SO4)3.
B. Pb(NO3)2.
C. Fe2(SO4)3.
D. A hoặc B.
Câu 168: Một hợp kim gồm: Ag, Zn, Fe, Cu. Hóa chất nào hòa tan hoàn toàn hợp kim trên:
A. dung dịch NaOH.
B. dung dịch HCl.
C. dung dịch H2SO4 loãng.
D. dung dịch HNO3 loãng.
Câu 169: Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau: Al-Fe; Cu-Zn. Kim loại nào bị ăn mòn điện hóa:
A. Al; Cu.
B. Al; Zn.
C. Fe; Zn.
D. Fe; Cu.
Chú ý: Kim loại mạnh hơn sẽ bị ăn mòn điện hóa và làm cực âm. Kim loại yếu hơn được bảo vệ → ứng dụng để bảo vệ kim loại.
Câu 170: Trong pin điện hóa Ag-Cu. Kết luận nào không đúng:
A. Ag là cực dương.
B. dòng e dịch chuyển từ Cu sang Ag.
C. quá trình khử ion xảy ra ở cực Cu.
D. quá trình oxi hóa xảy ra ở cực Cu.
Câu 171: Cho một ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm:
A. Fe(NO3)2.
B. AgNO3, Fe(NO3)2.
C. AgNO3, Fe(NO3)3.
D. AgNO3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
Câu 172: Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí NO2 và O2:
A. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3, Mg(NO3)2.
B. Hg(NO3)2; AgNO3; NaNO3; Ca(NO3)2.
C. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2; Mg(NO3)2; Fe(NO3)3.
D. Zn(NO3)2; AgNO3; Pb(NO3)2; Fe(NO3)2.
Câu 173: Lắc m gam bột Fe với dung dịch A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn B và dung dịch C, cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2 hidroxit kim loại. Vậy 2 hidroxit đó là
A. AgOH và Cu(OH)2.
B. Fe(OH)2 và Cu(OH)2.
C. Fe(OH)3 và Cu(OH)2.
D. B hoặc C.
Câu 174: Khi điện phân hỗn hợp dung dịch NaCl và CuSO4, nếu dung dịch sau khi điện phân hòa tan được Al2O3, thường xảy ra trường hợp nào sau đây:
A. NaCl dư.
B. NaCl dư hoặc CuSO4 dư.
C. CuSO4 dư.
D. NaCl và CuSO4 bị điện phân hết.
Câu 175: Chọn câu trả lời đúng nhất. Vàng tây là hợp kim của Au và
A. Cu.
B. Al.
C. Ag.
D. A và C.
Mở rộng: Vàng tây là hợp kim giữa vàng và một số kim loại “màu” khác. Tùy theo nhu cầu khác nhau của đồ trang sức mà người thợ kim hoàn sẽ pha các kim loại khác nhau vào với vàng. Nếu bạn cần màu trắng sáng thì họ sẽ pha niken (Ni) hoặc palatin (Pd), nếu cần ngả về đỏ hoặc hồng thì pha với đồng (Cu) trong khi bạc (Ag) sẽ cho hợp kim vàng có màu lục.
Câu 176: Cho hỗn hợp Ag, Cu. Để xác định được khối lượng Ag trong hỗn hợp, người ta dùng:
A. NaOH.
B. Fe(NO3)3.
C. AgNO3.
D. HCl.
Câu 177: Vai trò của nước khi điện phân dung dịch Cu(NO3)2 :
A. dẫn điện.
B. chất khử.
C. phân li ion.
D. cả B, C.
Câu 178: Khi nhiệt phân CuCO3.Cu(OH)2 đến khối lượng không đổi thì sản phẩm rắn tạo ra
A. CuCO3, Cu(OH)2.
B. CuO.
C. Cu.
D. CuCO3 hoặc Cu(OH)2.
Câu 179: Chọn câu trả lời đúng: Cu(OH)2 là
A. chất rắn, màu trắng.
B. chất oxi hóa mạnh.
C. chất có tính axit vì tác dụng được với NH3.
D. chất có thể tạo ra nước Svayde.
Mở rộng: Nước Svayde dùng để hoà tan xenlulozơ trong quá trình sản xuất tơ nhân tạo có công thức là [Cu(NH3)4](OH)2.
Câu 180: Quặng CuFeS2 là quặng gì
A. quặng halcopirit.
B. quặng boxit.
C. quặng bonit.
D. quặng malachit.
Mở rộng: quặng halcopirit: CuFeS2
quặng malachit: CuCO3.Cu(OH)2
quặng bonit: Mn2O3
quặng boxit: Al2O3.nH2O
Câu 181: Chất nào dùng để phát hiện vết nước trong dầu hỏa, benzen
A. NaOH khan.
B. CuSO4 khan.
C. CuSO4.5H2O.
D. cả A và B.
Câu 182: Ngành kinh tế nào sử dụng nhiều đồng nhất trên thế giới
A. kiến trúc, xây dựng.
B. công nghiệp điện.
C. máy móc công nghiệp.
D. các ngành khác.
Câu 183: Nước svayde là sản phẩm khi cho:
A. CuO vào dung dịch HNO3.
B. Cu vào dung dịch NH3.
C. Cu(OH)2 vào dung dịch NH3.
D. Cu(OH)2 vào dung dịch NaOH.