CROM - SẮT - ĐỒNG - PHẦN 2
CROM - SẮT - ĐỒNG - PHẦN 2
Câu 31: Cho NaOH vào dung dịch chứa 2 muối AlCl3 và FeSO4 được kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho H2 dư đi qua B nung nóng được chất rắn C gồm:
A. Al và Fe.
B. Fe.
C. Al2O3 và Fe.
D. B, C đúng.
Câu 32: Để điều chế Fe(NO3)2 ta có thể dùng phản ứng nào sau đây?
A. Fe + HNO3.
B. dung dịch Fe(NO3)3 + Fe.
C. FeO + HNO3.
D. FeS + HNO3.
Câu 33: Để phân biệt các kim loại Al, Fe, Zn, Ag, Mg. Người ta dùng thuốc thử nào sau đây:
A. dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
B. dung dịch HNO3 và dung dịch NaOH.
C. dung dịch HCl và dung dịch NH3.
D. dung dịch HNO3 và dung dịch NH3.
Câu 34: Khi thêm dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
A. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ vì xảy ra hiện tượng thủy phân.
B. dung dịch vẫn có màu nâu đỏ vì chúng không phản ứng với nhau.
C. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ đồng thời có hiện tượng sủi bọt khí.
D. có kết tủa nâu đỏ tạo thành sau đó tan lại do tạo khí CO2.
Câu 35: Khi điều chế FeCl2 bằng cách cho Fe tác dụng với dung dịch HCl. Để bảo quản dung dịch FeCl2 thu được không bị chuyển hóa thành hợp chất sắt (III), người ta có thể cho thêm vào dung dịch:
A. 1 lượng sắt dư.
B. 1 lượng kẽm dư.
C. 1 lượng HCl dư.
D. 1 lượng HNO3 dư.
Câu 36: Xét phương trình phản ứng:
Hai chất X, Y lần lượt là
A. AgNO3 dư, Cl2.
B. FeCl3 , Cl2.
C. HCl, FeCl3.
D. Cl2 , FeCl3.
Câu 37: Đốt nóng một hỗn hợp gồm bột Al và bột Fe3O4 trong môi trường không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được khí H2 bay lên. Vậy trong hổn hợp X có những chất sau:
A. Al, Fe, Fe3O4, Al2O3.
B. Al, Fe, Al2O3.
C. Al, Fe, Fe2O3, Al2O3.
D. Al, Fe, FeO, Al2O3.
Câu 38: Nhiệt phân hoàn toàn chất X trong không khí thu được Fe2O3. Chất X là
A. Fe(NO3)2.
B. Fe(OH)2.
C. Fe(NO3)3.
D. A, B, C đúng.
Câu 39: Có một cốc đựng dung dịch HCl, nhúng một lá Cu vào, quan sát bằng mắt thường không có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày, dung dịch trong cốc dần chuyển sang màu xanh. Lá Cu có thể bị đứt ở chỗ tiếp xúc với bề mặt thoáng của cốc axit. Nguyên nhân của hiện tượng này là
A. Cu tác dụng chậm với axit HCl.
B. Cu tác dụng với HCl có mặt của O2 trong không khí.
C. xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.
D. Cu bị thụ động trong môi trường axit.
Câu 40: Hoà tan oxit sắt từ vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Tìm phát biểu không đúng?
A. dung dịch X làm mất màu thuốc tím.
B. dung dịch X không thể hoà tan Cu.
C. cho dung dịch NaOH vào dung dịch X, thu được kết tủa để lâu ngoài không khí khối lượng kết tủa sẽ tăng.
D. dung dịch X tác dụng được với dung dịch AgNO3.
Câu 41: Gang, thép là hợp kim của sắt. Tìm phát biểu đúng ?
A. gang là hợp kim của Fe-C (5 – 10%).
B. thép là hợp kim Fe-C (2 – 5%).
C. nguyên tắc sản xuất gang là khử sắt trong oxi bằng CO, H2 và Al ở nhiệt độ cao.
D. nguyên tắc sản xuất thép là oxi hóa các tạp chất trong gang (C, Si, Mn, S, P…) thành oxit, nhằm giảm hàm lượng của chúng.
Mở rộng:
Gang là hợp kim của Fe-C (hàm lượng cacbon từ 2 – 5%).
Thép là hợp kim Fe-C (hàm lượng cacbon dưới 2%).
Nguyên tắc sản xuất gang là dùng cacbon oxit khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim.
Nguyên tắc sản xuất thép là oxi hóa các tạp chất trong gang (C, Si, Mn, S, P…) thành oxit, nhằm giảm hàm lượng của chúng.
Câu 42: Phản ứng nào sau đây có thể xảy ra cả 2 quá trình luyện gang và luyện thép ?
A. FeO + CO → Fe + CO2.
B. SiO2 + CaO → CaSiO3.
C. FeO + Mn → Fe + MnO2.
D. S + O2 → SO2.
Mở rộng: Trong quá trình luyện gang, thép đều tạo ra xỉ silicat (CaSiO3), chất này có khối lượng riêng nhỏ nên nổi lên trên lớp Fe nóng chảy, ngăn cản Fe tác dụng với oxi trong không khí.
Câu 43: Hòa tan oxit FexOy bằng H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Biết dung dịch A vừa có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím, vừa có khả năng hòa tan được bột đồng. FexOy là
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. cả A, C.
Câu 44: Với phản ứng:
FexOy + 2yHCl→ (3x-2y)FeCl2 + (2y-2x)FeCl3 + yH2O. Chọn phát biểu đúng:
A. đây là một phản ứng oxi hóa khử.
B. phản ứng trên chỉ đúng với trường hợp FexOy là Fe3O4.
C. đây không phải là một phản ứng oxi hóa khử.
D. B và C đúng.
Câu 45: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là
A. Fe3O4.
B. FeO.
C. Fe.
D. Fe2O3.
Câu 46: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 8.
B. 5.
C. 7.
D. 6.
Câu 47: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. HNO3.
B. Fe(NO3)2.
C. Cu(NO3)2.
D. Fe(NO3)3.
Câu 48: Để khử ion Fe3 + trong dung dịch thành ion Fe2 + có thể dùng một lượng dư
A. kim loại Ag.
B. kim loại Cu.
C. kim loại Mg.
D. kim loại Ba.
Câu 49: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Fe2 +/Fe; Cu2 +/Cu; Fe3 +/Fe2 +. Cặp chất không phản ứng với nhau là
A. Fe và dung dịch CuCl2.
B. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2.
C. Cu và dung dịch FeCl3.
D. Fe và dung dịch FeCl3.
Câu 50: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
A. MgSO4 và FeSO4.
B. MgSO4.
C. MgSO4 và Fe2(SO4)3.
D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.
Câu 51: Nguyên tắc luyện thép từ gang là
A. dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.
B. dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.
C. dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.
D. tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.
Câu 52: Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là
A. CH3NH2.
B. CH3COOCH3.
C. CH3OH.
D. CH3COOH.
Câu 53: Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch
A. NaOH (dư).
B. HCl (dư).
C. AgNO3 (dư).
D. NH3 (dư).
Câu 54: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 3.
B. 5.
C. 4
D. 6.
Câu 55: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2 + và sự oxi hóa Cu.
B. sự khử Fe2 + và sự khử Cu2 +.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2 +.
Câu 56: Cho sơ đồ chuyển hoá (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
Dung dịch X, Y, Z lần lượt là
A. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), Ba(NO3)2.
B. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.
C. FeCl2, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.
D. FeCl2, H2SO4 (loãng), Ba(NO3)2.
Câu 57: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X2 chứa chất tan là
A. Fe2(SO4)3 và H2SO4.
B. FeSO4.
C. Fe2(SO4)3.
D. FeSO4 và H2SO4.
Câu 58: Cho a mol bột kẽm vào dung dịch có hòa tan b mol Fe(NO3)3. Tìm điều kiện liên hệ giữa a và b để sau khi kết thúc phản ứng không có kim loại.
A. a ≥ 2b.
B. b > 3a.
C. b = 2a.
D. b = 2a/3.
Câu 59: Để bảo vệ vỏ tàu biển người ta nên dùng kim loại nào trong các kim loại sau: Cu, Mg, Zn, Pb?
A. Cu.
B. Mg, Pb.
C. Mg, Cu.
D. Mg, Zn.
Câu 60: Tách Ag ra khỏi hỗn hợp Fe, Cu, Ag thì dùng dung dịch nào sau đây?
A. HCl.
B. HNO3 đậm đặc.
C. Fe(NO3)3.
D. NH3.