CROM - SẮT - ĐỒNG - PHẦN 1
CROM - SẮT - ĐỒNG - PHẦN 1
Câu 1: Nguyên tử Fe có cấu hình electron: 1s2 2s22p6 3s23p63d6 4s2. Vậy nguyên tố Fe thuộc họ nào?
A. họ s.
B. họ p.
C. họ d.
D. họ f.
Câu 2: Ở nhiệt độ thường, trong không khí ẩm, sắt bị oxi hóa tạo thành gỉ sắt màu nâu do có phản ứng:
A. 3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2.
B. 3Fe + 2O2 → Fe3O4.
C. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3.
D. 4Fe + 3O2 + 6H2O → 4Fe(OH)3.
Câu 3: Hòa tan sắt kim loại trong dung dịch HCl. Cấu hình electron của cation kim loại có trong dung dịch thu được là
A. [Ar]3d5.
B. [Ar]3d6.
C. [Ar]3d54s1.
D. [Ar]3d44s2.
Câu 4: Cấu hình của ion Fe3 + là
A. 1s22s22p63s23p63d64s2.
B. 1s22s22p63s23p63d64s1.
C. 1s22s22p63s23p63d6.
D. 1s22s22p63s23p63d5.
Câu 5: Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình một lượng dung dịch HCl để hòa tan hết chất rắn. Dung dịch thu được có chứa muối gì?
A. FeCl2.
B. FeCl3.
C. FeCl2 và FeCl3.
D. FeCl2 và HCl dư.
Câu 6: Có 3 lọ đựng 3 hỗn hợp: Fe + FeO; Fe + Fe2O3; FeO + Fe2O3. Để nhận biết lọ đựng FeO + Fe2O3 ta dùng thuốc thử là
A. dung dịch HCl.
B. dung dịch H2SO4 loãng.
C. dung dịch HNO3 đặc.
D. cả A, B.
Câu 7: Hỗn hợp A gồm 3 kim loại Fe, Ag, Cu. Ngâm hỗn hợp A trong dung dịch chỉ chứa chất
B. Sau khi Fe, Cu tan hết, lượng bạc còn lại đúng bằng lượng bạc có trong A. Chất B là
A. AgNO3.
B. Fe(NO3)3.
C. Cu(NO3)2.
D. HNO3.
Câu 8: Hỗn hợp A gồm Fe2O3, Al2O3, SiO2. Để tách riêng Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp A, hoá chất cần chọn:
A. dung dịch NH3.
B. dung dịch HCl.
C. dung dịch NaOH.
D. dung dịch HNO3.
Câu 9: Để phân biệt Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 đựng trong các lọ riêng biệt, ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH.
B. dung dịch H2SO4 và dung dịch KMnO4.
C. dung dịch H2SO4 và dung dịch KMnO4.
D. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
Câu 10: Cho các phản ứng:
A + B → FeCl3 + Fe2(SO4)3 ;
C + A → Fe + ZnSO4.
Chất B là
A. FeCl2.
B. FeSO4.
C. Cl2.
D. SO2.
Câu 11: Một tấm kim loại bằng Au bị bám 1 lớp kim loại bằng Fe ở bề mặt, ta có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại bỏ tạp chất ra khỏi Au:
A. dung dịch CuSO4 dư.
B. dung dịch FeSO4 dư.
C. dung dịch Fe2(SO4)3.
D. dung dịch ZnSO4.
Câu 12: Quặng hematit nâu có chứa:
A. Fe2O3.nH2O.
B. Fe2O3 khan.
C. Fe3O4.
D. FeCO3.
Mở rộng: Các loại quặng sắt
Hemantit đỏ (Fe2O3)
Hemantit nâu (Fe2O3.nH2O)
Manhetit (Fe3O4): quặng giàu sắt nhất
Quặng pirit (FeS2)
Quặng xiđerit (FeCO3)
Câu 13: Cho phản ứng: Fe3O4 + HCl + X → FeCl3 + H2O. X là?
A. Cl2.
B. Fe.
C. Fe2O3.
D. O3.
Câu 14: Cho phản ứng: Fe2O3 + CO(dư) → X + CO2. Chất X là gì ?
A. Fe3O4.
B. FeO.
C. Fe.
D. Fe3C.
Câu 15: Cho hỗn hợp Cu, Fe, Al. Dùng 1 hóa chất có thể thu được Cu với lượng vẫn như cũ
A. HCl.
B. CuSO4.
C. NaOH.
D. Fe(NO3)3.
Câu 16: Sắt trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều dạng quặng. Quặng nào sau đây giàu hàm lượng sắt nhất?
A. hematit đỏ.
B. hematit nâu.
C. manhetit.
D. pirit sắt.
Câu 17: Cho các chất sau Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO4, FeCl2, FeCl3 ; số cặp chất có phản ứng với nhau là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Kiến thức cần nắm: Các phản ứng học sinh thường quên:
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Câu 18: Hợp chất nào của sắt (X) phản ứng với HNO3 theo sơ đồ:
X + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2O + NO
A. FeO.
B. Fe(OH)2.
C. FexOy (với x/y ≠ 2/3).
D. tất cả đều đúng.
Câu 19: Cho dung dịch metyl amin dư lần lượt vào dung dịch sau: FeCl3, AgNO3, NaCl, Cu(NO3)2. Số kết tủa thu được là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Mở rộng: metyl amin có tính bazơ nên môi trường của nó tạo ra có tính bazơ.
Câu 20: Bổ sung vào phản ứng : FeS2 + HNO3 đặc → NO2 …….
A. NO2 + Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + H2O.
B. NO2 + Fe2(SO4)3 + H2O.
C. NO2 + FeSO4 + H2O.
D. NO2 + Fe2(SO4)3 + H2SO4 + H2O.
Câu 21: Phản ứng nào sau đây, FeCl3 không có tính oxi hoá ?
A. 2FeCl3 + Cu→ 2FeCl2 + CuCl2.
B. 2FeCl3 + 2KI→ 2FeCl2 + 2KCl + I2.
C. 2FeCl3 + H2S→ 2FeCl2 + 2HCl + S.
D. 2FeCl3 + 3NaOH→ Fe(OH)3 + 3NaCl.
Câu 22: Phản ứng nào sau đây, Fe2 + thể hiện tính khử
A. Điện phân nóng chảy: FeSO4 + H2O → Fe + 1/2O2 + H2SO4.
B. Điện phân nóng chảy: FeCl2 → Fe + Cl2.
C. Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe.
D. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3.
Câu 23: Chất và ion nào chỉ có tính khử ?
A. Fe, Cl– , S , SO2.
B. Fe, S2–, Cl–.
C. HCl , S2–, SO2 , Fe2 +.
D. S, Fe2 +, Cl2.
Câu 24: Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn người ta thu được dung dịch X và chất rắn Y. Như vậy trong dung dịch X có chứa:
A. HCl, FeCl2, FeCl3.
B. HCl, FeCl3, CuCl2.
C. HCl, CuCl2.
D. HCl, CuCl2, FeCl2.
Câu 25: Trong hai chất FeSO4 và Fe2(SO4)3. Chất nào phản ứng được với dung dịch KI, chất nào phản ứng được với dung dịch KMnO4 trong môi trường axit?
A. FeSO4 với KI và Fe2(SO4)2 với KMnO4 trong môi trường axit.
B. Fe2(SO4)3 với dung dịch KI và FeSO4 với dung dịch KMnO4 trong môi trường axit.
C. cả FeSO4 và Fe2(SO4)2 đều phản ứng với dung dịch KI.
D. cả FeSO4 và Fe2(SO4)2 đều pứ với dung dịch KMnO4 trong môi trường axit.
Câu 26: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Thứ tự các chất (A), (D), (F) lần lượt là
A. Fe2O3, Fe(OH)3, Fe2O3.
B. Fe3O4, Fe(OH)3, Fe2O3.
C. Fe3O4, Fe(OH)2, Fe2O3.
D. Fe2O3, Fe(OH)2, Fe2O3.
Câu 27: Cho các dung dịch muối sau: Na2CO3, Ba(NO3)2, Fe2(SO4)3. Dung dịch muối nào làm cho qùy tím hóa thành màu đỏ, xanh, không đổi màu?
A. Na2CO3 (xanh), Ba(NO3)2 (đỏ), Fe2(SO4)3 (tím).
B. Na2CO3 (xanh), Ba(NO3)2 (tím), Fe2(SO4)3 (đỏ).
C. Na2CO3 (tím), Ba(NO3)2 (xanh), Fe2(SO4)3 (đỏ).
D. Na2CO3 (tím), Ba(NO3)2 (đỏ), Fe2(SO4)3 (xanh).
Câu 28: Có thể dùng một hoá chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4. Hoá chất này là
A. HCl loãng.
B. HCl đặc.
C. H2SO4 loãng.
D. HNO3 loãng.
Câu 29: Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng, phản ứng kết thúc thấy có bột Fe còn dư. Dung dịch thu được sau phản ứng là
A. Fe(NO3)3.
B. Fe(NO3)3, HNO3.
C. Fe(NO3)2.
D. Fe(NO3)2 ,Fe(NO3)3.
Câu 30: Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch chứa AlCl3 và ZnCl2 thu được kết tủa A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Cho luồng khí H2 đi qua B nung nóng sẽ thu được chất rắn là
A. Al2O3.
B. Zn và Al2O3.
C. ZnO và Al.
D. ZnO và Al2O3.