LÝ THUYẾT AMIN - AMINOAXIT - PEPTIT - PHẦN 2
LÝ THUYẾT AMIN - AMINOAXIT - PEPTIT - PHẦN 2
Câu 81: Dung dịch metyl amin có thể tác dụng với chất nào sau đây: Na2CO3, FeCl3, H2SO4 loãng, CH3COOH, C6H5ONa, quỳ tím
A. FeCl3, H2SO4 loãng, CH3COOH, quỳ tím.
B. Na2CO3, FeCl3, H2SO4 loãng, C6H5ONa.
C. FeCl3, quỳ tím.
D. Na2CO3, H2SO4 loãng, quỳ tím.
Câu 82: Dãy gồm các chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. anilin, metyl amin, NH3.
B. amoniclorua, metyl amin.
B. anilin, amoniac, natri hyđroxit.
D. metyl amin, amoniac, natri axetat.
Câu 83: Sắp xếp tính bazơ các chất sau theo thứ tự tăng dần.
A. NH3 < C2H5NH2 < C6H5NH2.
B. C2H5NH2 < NH3 < C6H5NH2.
C. C6H5NH2 < NH3 < C2H5NH2.
C. C6H5NH2 < C2H5NH2 < NH3.
Câu 84: Cho các chất H2NCH2COOH, CH3COOH, CH3NH2. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch trên?
A. NaOH.
B. HCl.
C. CH3OH/HCl.
D. quỳ tím.
Câu 85: Anilin không phản ứng với chất nào sau đây?
A. HCl.
B. NaOH.
C. Br2.
D. HNO2.
Mở rộng:
*Amin bậc 1:
R-NH2 + HNO2 → ancol + N2 + H2O
* Amin bậc 2:
amin bậc 2 + HNO2 → hợp chất nitrozo ( màu vàng) + H2O
* Amin bậc 3: không có phản ứng với axit HNO2
* Anilin:
C6H5-NH2 + HNO2 + HCl → C6H5N2Cl ( benzendiazoni clorua)+ H2O.
Câu 86: Chất nào sau đây là amin bậc 3?
A. (CH3)3C – NH2.
B. (CH3)3N.
C. (NH3)3C6H3.
D. CH3NH3Cl.
Câu 87: Amin có công thức CH3 – NH – C2H5 tên là
A. metyl etyl amin.
B. etyl metyl amin.
C. isopropyl amin.
D. propyl amin.
Câu 88: Trong các tên gọi sau đây, tên gọi nào không đúng với chất
CH3 – CH(NH2) – COOH?
A. axit - 2 - amino propanoic.
B. alanin.
C. axit - α- amino propionic.
D. valin.
Câu 89: Chất nào sau đây làm quỳ tím ẩm hóa xanh?
A. glyxin.
B. anilin.
C. phenol.
D. lysin.
Câu 90: Để nhận biết dung dịch các chất: glixin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng ta thể thể tiến hành theo trình tự nào sau đây:
A. dùng quỳ tím, dung dịch iot.
B. dung dịch iot, dùng dung dịch HNO3.
C. dùng quỳ tím, dung dịch HNO3.
D. dùng Cu(OH)2, dùng dung dịch HNO3.
Câu 91: Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là
A. do amin tan nhiều trong H2O.
B. do phân tử amin bị phân cực mạnh.
C. do nguyên tử N có độ âm điện lớn nên cặp electron chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N.
D. do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.
Câu 92: Trong dung dịch các amino axit thường tồn tại:
A. chỉ dạng ion lưỡng cực.
B. vừa dạng ion lưỡng cực vừa dạng phân tử với số mol như nhau.
C. chỉ dạng phân tử.
D. dạng ion lưỡng cực và một phần nhỏ dạng phân tử.
Mở rộng:
-Trong phân tử amino axit, nhóm –NH2 và nhóm –COOH tương tác với nhau tạo ion lưỡng cực. Vì vậy amino axit kết tinh tồn tại ở dạng ion lưỡng cực .
- Trong dung dịch, dạng ion lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử.
Câu 93: Công thức của amin chứa 15,05% khối lượng nitơ là
A. C2H5NH2.
B. (CH3)2NH.
C. C6H5NH2.
D. (CH3)3N.
Câu 94: Cho amin có cấu tạo:CH3- CH(CH3) –NH2
Tên gọi đúng của amin là trường hợp nào sau đây?
A. n-propyl amin.
B. etyl amin.
C. đimetyl amin.
D. iso-propyl amin.
Câu 95: Tên gọi của C6H5NH2 là
A. benzyl amoni.
B. benzyl amoni.
C. hexyl amoni.
D. anilin.
Câu 96: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. amin được cấu thành bằng cách thay thế H của amoiac bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.
B. bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.
C. tuỳ thuộc cấu trúc của gốc hidrocacbon, có thể phân biệt amin thành amin no, chưa no và thơm.
D. amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.
Câu 97: Khi bị dây axit HNO3 lên da thì chỗ da đó màu vàng. Điều giải thích nào sau đây đúng.
A. là do protein ở vùng da đó có phản ứng màu biurê tạo màu vàng.
B. là do phản ứng của protein ở vùng da đó có chứa gốc hidrocacbon thơm với axit tạo ra sản phẩm thế màu vàng.
C. là do protein tại vùng da đó bị đông tụ màu vàng dưới tác dụng của axit HNO3.
D. là do sự tỏa nhiệt của axit, nhiệt tỏa ra làm đông tụ protein tại vùng da đó.
Câu 98: Lý do nào sau đây làm cho protein bị đông tụ
(1) do nhiệt.
(2) do axit.
(3) do bazơ.
(4) do muối của kim loại nặng.
A. có 1 lí do ở trên.
B. có 2 lí do ở trên.
C. có 3 lí do ở trên.
D. có 4 lí do ở trên.
Câu 99: Thuốc thử nào dưới đây để nhận biết được tất cả các dung dịch các chất trong dãy sau: lòng trắng trứng, glucozơ, glixerol và hồ tinh bột.
A. Cu(OH)2/OH– , đun nóng.
B. dung dịch AgNO3/NH3.
C. dung dịch HNO3 đặc.
D. dung dịch iot.
Câu 100: Nhận xét nào dưới đây không đúng ?
A. phenol là axit còn anilin là bazơ.
B. dung dịch phenol làm quỳ tím hoá đỏ còn dung dịch anilin làm quỳ tím hoá xanh.
C. phenol và anilin đều dễ tham gia phản ứng thế và đều tạo kết tủa trắng với dung dịch brom.
D. phenol và anilin đều khó tham gia phản ứng cộng và đều tạo hợp chất vòng no khi cộng với hiđro.
Câu 101: Sở dĩ anilin có tính bazơ yếu hơn NH3 là do
A. nhóm –NH2 còn một cặp electron chưa liên kết.
B. nhóm –NH2 có tác dụng đẩy electron về phía vòng benzen làm giảm mật độ electron của N.
C. gốc phenyl có ảnh hưởng làm giảm mật độ electron của nguyên tử N.
D. phân tử khối của anilin lớn hơn so với NH3.
Câu 102: Cho sơ đồ biến hóa sau:
Chất Y là chất nào sau đây:
A. CH3-CH(NH2)-COONa.
B. H2N-CH2-CH2-COOH.
C. CH3-CH(NH3Cl)COOH.
D. CH3-CH(NH3Cl)COONa.
Câu 103: Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất ?
A. anilin.
B. metyl amin.
C. amoniac.
D. đimetyl amin.
Câu 104: Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất ?
A. NH3.
B. CH3NH2.
C. CH3CH2CH2OH.
D. CH3CH2NH2.
Câu 105: Sắp xếp các hợp chất theo thứ tự giảm dần tính bazơ:
(1) C6H5NH2
(2) C2H5NH2
(3) (C6H5)2NH
(4) (C2H5)2NH
(5) NaOH
(6) NH3
Dãy nào sau đây có thứ tự sắp xếp đúng ?
A. 1 > 3 > 5 > 4 > 2 > 6.
B. 6 > 4 > 3 > 5 > 1 > 2.
C. 5 > 4 > 2 > 1 > 3 > 6.
D. 5 > 4 > 2 > 6 > 1 > 3.
Câu 106: Tính bazơ của các chất tăng dần theo thứ tự:
A. C6H5NH2, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH.
B. NH3, CH3NH2, (CH3)2NH , C6H5NH2.
C. (CH3)2NH, CH3NH2, NH3, C6H5NH2.
D. NH3, C6H5NH2, (CH3)2NH, CH3NH2.
Câu 107: Phát biểu nào dưới đây về aminoaxit là không đúng?
A. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chức đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
B. Hợp chất H2NCOOH là aminoaxit đơn giản nhất.
C. Aminoaxit ngoài dạng phân tử ( H2NRCOOH) còn có dạng ion lưỡng cực (H3N+RCOO–)
D. Thông thường dạng ion lưỡng cực là dạng tồn tại chính của aminoaxit.
Câu 108: Tính bazơ của các chất tăng dần theo thứ tự:
A. NH3 < C6H5NH2 < CH3NHCH3 < C2H5NH2.
B. NH3 < CH3CH2NH2 < CH3NHCH3 < C6H5NH2.
C. C6H5NH2 < NH3 < C2H5NH2 < CH3NHCH3.
D. C6H5NH2 < NH3 < CH3NHCH3 < CH3CH2NH2.
Câu 109: Alanin có thể phản ứng được với bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây: Ba(OH)2; CH3OH; H2N-CH2-COOH; HCl, Cu, CH3NH2, C2H5OH, Na2SO4, H2SO4.
A. 7.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 110: Dung dịch chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím ?
A. C6H5NH2.
B. CH3NHCH2CH3.
C. CH3CH2NH2.
D. NH3.