LÝ THUYẾT AMIN - AMINOAXIT - PEPTIT - PHẦN 3
LÝ THUYẾT AMIN - AMINOAXIT - PEPTIT - PHẦN 3
Câu 111: Dung dịch etyl amin không tác dụng với
A. axit HCl.
B. dung dịch FeCl3.
C. nước brom.
D. Cu(OH)2.
Mở rộng:
Cu(OH)2, Zn(OH)2, [AgOH] có khả năng tạo phức tan với dung dịch NH3 hoặc các amin.
Câu 112: Phát biểu nào sai:
A. anilin là bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút electron của nhân thơm lên nhóm –NH2 bằng hiệu ứng liên hợp.
B. anilin không làm đổi màu quỳ tím.
C. anilin ít tan trong nước vì gốc C6H5 – kị nước.
D. nhờ tính bazơ, anilin tác dụng được với dung dịch brom.
Câu 113: Dùng nước brom không phân biệt được hai chất trong cặp nào sau đây?
A. dung dịch anilin và dung dịch amoniac.
B. anilin và xiclohexyl amin (C6H11NH2).
C. anilin và phenol.
D. anilin và benzen.
Câu 114: Các hiện tượng nào sau đây được mô tả không chính xác?
A. nhúng quỳ tím vào dung dịch etylamin thấy quỳ chuyển màu xanh.
B. phản ứng giữa khí metylamin và khí hidro clorua làm xuất hiện “khói trắng”.
C. nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin thấy có kết tủa trắng.
D. thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch đimetylamin thấy xuất hiện màu xanh.
Câu 115: Không thể dùng thuốc thử trong dãy nào sau đây để phân biệt các chất lỏng phenol, anilin và benzen:
A. dung dịch brom.
B. dung dịch HCl, dung dịch NaOH.
C. dung dịch HCl, dung dịch brom.
D. dung dịch NaOH, dung dịch brom.
Câu 116: Để phân biệt phenol , anilin , benzen, stiren người ta sử dụng các thuốc thử:
A. NaOH , dung dịch brom.
B. dung dịch Br2.
C. dung dịch Cu(OH)2 , quỳ tím.
D. dung dịch HCl , quỳ tím.
Câu 117: Cho các nhận định sau:
(1) alanin làm quỳ tím hóa xanh.
(2) axit glutamic làm quỳ tím hóa đỏ.
(3) lysin làm quỳ tím hóa xanh.
(4) axit α-amino caporic là nguyên liệu để sản xuất nilon–6.
Số nhận định đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Mở rộng:
- Axit ε-aminocaproic (có 6 cacbon) là nguyên liệu sản xuất tơ tổng hợp nilon – 6 (hay tơ capron).
- Axit ω-aminoenantoic (có 7 cacbon) là nguyên liệu sản xuất tơ tổng hợp nilon – 7 (hay tơ enang).
- Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh: HOOC-(CH2)2-CH-NH2-COOH
- Lysin: H2N-(CH2)4-CH-NH2-COOH
Câu 118: Cho các câu sau đây:
(1) khi cho axit glutamic tác dụng với NaOH dư thì tạo sản phẩm là bột ngọt, mì chính.
(2) phân tử các amino axit chỉ có một nhóm –NH2 và một nhóm COOH.
(3) dung dịch của các amino axit đều có khả năng làm quỳ tím chuyển màu.
(4) các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.
(5) khi cho amino axit tác dụng với hỗn hợp NaNO2 và CH3COOH khí thoát ra là N2.
Số nhận định đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Mở rộng:
- Bột ngọt là muối nononatri của axit glutamic.
- Xem thêm phần mở rộng câu 85 → aminoaxit là amin bậc 1.
Câu 119: 1 thuốc thử có thể nhận biết 3 chất hữu cơ: axit aminoaxetic, axit propionic, etylamin là
A. NaOH.
B. HCl.
C. quì tím.
D. CH3OH/HCl.
Câu 120: Cho các câu sau:
(1) peptit là hợp chất được hình thành từ 2 đến 50 gốc α- amino axit.
(2) tất cả các peptit đều phản ứng màu biure.
(3) từ 3 α- amino axit chỉ có thể tạo ra 3 tripeptit khác nhau.
(4) khi đun nóng dung dịch peptit với dung dịch kiềm, sản phẩm sẽ có phản ứng màu biure.
Số nhận xét đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Mở rộng:
Cần phân biệt phản ứng màu biure với phản ứng biure:
- Phản ứng màu biure: là phản ứng của các peptit có 2 liên kết peptit trở lên. Nó có tên phản ứng màu biure vì có hiện tượng giống phản ứng biure.
- Phản ứng biure: là phản ứng giữa biure (H2N-CO-NH-CO-NH2) với Cu(OH)2/OH – xuất hiện màu tím.
Câu 121: Peptit có công thức cấu tạo như sau:
Tên gọi đúng của peptit trên là
A. Ala-Ala-Val.
B. Ala-Gly-Val.
C. Gly-Ala-Gly.
D. Gly-Val-Ala.
Câu 122: Cho các phát biểu sau:
(1) phân tử đipeptit có hai liên kết peptit.
(2) phân tử tripeptit có 3 liên kết peptit.
(3) số liên kết peptit trong phân tử peptit mạch hở có n gốc α- amino axit là (n -1).
(4) có 3 α-amino axit khác nhau, có thể tạo ra 6 peptit khác nhau có đầy đủ các gốc α-amino axit đó.
Số nhận định đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 123: Công thức nào sau đây của pentapeptit (A) thỏa điều kiện sau:
+ Thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các α- amino axit là 3 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin.
+ Thủy phân không hoàn toàn A, ngoài thu được các amino axit thì còn thu được 2 đipeptit: Ala-Gly; Gly- Ala và 1 tripeptit Gly-Gly-Val.
A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val.
B. Gly-Gly-Ala-Gly-Val.
C. Gly-Ala-Gly-Gly-Val.
D. Gly-Ala-Gly-Val-Gly.
Câu 124: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các α-amino axit còn thu được các đipetit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo nào là đúng của X.
A. Val-Phe-Gly-Ala.
B. Ala-Val-Phe-Gly.
C. Gly-Ala-Val-Phe.
D. Gly-Ala-Phe-Val.
Câu 125: Cho các nhận định sau:
(1) peptit là những hợp chất chứa các gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng những liên kết peptit, protein là những polipeptit cao phân tử.
(2) protein đơn giản được tạo thành chỉ từ các α-amino axit. Protein phức tạp tạo thành từ các protein đơn giản cộng với thành phần phiprotein.
A. (1) đúng, (2) sai.
B. (1) sai, (2) đúng.
C. (1) đúng, (2) đúng.
D. (1) sai, (2) sai.
Câu 126: Để phân biệt xà phòng, hồ tinh bột, lòng trắng trứng ta sẽ dùng thuốc thử nào sau đây:
A. chỉ dùng I2.
B. kết hợp I2 và Cu(OH)2.
C. chỉ dùng Cu(OH)2.
D. kết hợp I2 và AgNO3/NH3.
Câu 127: Cho các nhận định sau, tìm nhận định không đúng.
A. oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit.
B. polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α-amino axit.
C. poliamit là tên gọi chung của oligopeptit và polipeptit.
D. protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối lớn.
Mở rộng:
Peptit được tạo thành từ các α-aminoaxit còn poliamit thì tạo thành từ các aminoaxit khác (β, ε, ω, …)
Câu 128: Cho các câu sau:
(1) amin là loại hợp chất có chứa nhóm –NH2 trong phân tử.
(2) hai nhóm chức –COOH và –NH2 trong amino axit tương tác với nhau thành ion lưỡng cực.
(3) polipeptit là polime mà phân tử gồm 2 đến 50 mắc xích α-aminoaxit nối với nhau bởi các liên kết peptit.
(4) protein là polime mà phân tử chỉ gồm các polipeptit nối với nhau bằng liên kết peptit.
Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định trên:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 129: Cho các dung dịch sau đây: CH3NH2; NH2-CH2-COOH; CH3COONH4, lòng trắng trứng (anbumin). Để nhận biết ra anbumin ta không thể dùng cách nào sau đây:
A. đun nóng nhẹ.
B. Cu(OH)2.
C. HNO3.
D. NaCl.
Câu 130: Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit mà thành phần có chứa phenyl alanin (Phe).
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.