LÝ THUYẾT AMIN - AMINOAXIT - PEPTIT - PHẦN 1
LÝ THUYẾT AMIN - AMINOAXIT - PEPTIT - PHẦN 1
Câu 51: Tripeptit là hợp chất
A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.
B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.
C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.
D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.
Câu 52: Có bao nhiêu tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc amino axit khác nhau?
A. 3 chất.
B. 5 chất.
C. 6 chất.
D. 8 chất.
Câu 53: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?
A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Câu 54: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit ?
A. 1 chất.
B. 2 chất.
C. 3 chất.
D. 4 chất.
Câu 55: Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 56: Số đồng phân tripeptit có chứa gốc của cả glyxin và alanin là
A. 6.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 57: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là
A. α-aminoaxit.
B. β-aminoaxit.
C. axit cacboxylic.
D. este.
Câu 58: Số đồng phân đipeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 1 phân tử alanin là
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 59: So sánh tính bazơ của các chất sau: CH3NH2, (CH3)2 NH, NH3
A. CH3NH2 < (CH3)2 NH < NH3.
B. NH3 < CH3NH2 < (CH3)2 NH.
C. NH3 < (CH3)2 NH < CH3NH2.
D. (CH3)2 NH < CH3NH2 < NH3.
Câu 60: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. các amin đều có tính bazơ.
B. tính bazơ của anilin yếu hơn NH3.
C. amin tác dụng được với axit tạo ra muối.
D. amin là hợp chất hữu cơ có tính chất lưỡng tính.
Câu 61: Hiện tượng nào sau đây không đúng?
A. nhúng quỳ tím vào dung dịch metyl amin thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
B. phản ứng giữa khí metyl amin và khí HCl xuất hiện khói trắng.
C. nhỏ vài giọt dung dịch Br2 và dung dịch anilin sẽ xuất hiện kết tủa trắng.
D. thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch etyl amin thấy xuất hiện màu xanh.
Câu 62: Dung dịch nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. CH3NHCH3.
B. NH3.
C. CH3NH2.
D. C6H5NH2.
Câu 63: Amin nào dưới đây là amin bậc 2?
A. CH3NH2.
B. CH3-CH2NH2.
C. CH3NHCH3.
D. (CH3)2NCH2CH3.
Câu 64: Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A. CxHyN (x ≥ 1).
B. CnH2n + 3N (n ≥ 1).
C. CnH2n +1 N (n ≥ 1)
D. C2H2n - 5N.
Câu 65: Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của amin là không đúng?
A. metyl amin, đimetyl amin, etyl amin là chất khí, dễ tan trong nước.
B. các amin khí có mùi tương tự aminiac, độc.
C. anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu đen.
D. độ tan trong nước của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng.
Câu 66: Nhận xét nào dưới đây không đúng?
A. anilin có tính bazơ, phenol có tính axit.
B. dung dịch anilin làm xanh quỳ tím, dung dịch phenol làm đỏ quỳ tím.
C. anilin và phenol đều dễ tham gia phản ứng thế với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng.
D. anilin và phenol đều tham gia phản ứng cộng H2 vào nhân thơm.
Câu 67: Cho các nhận định sau:
(1) thủy phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng sẽ cho hỗn hợp các aminoaxit.
(2) phân tử khối của một aminoaxit (gồm một chức –NH2 và một chức COOH) luôn luôn là số lẻ.
(3) các aminoaxit đều tan được trong nước.
(4) dung dịch aminoaxit không làm quỳ tím đổi màu.
Có bao nhiêu nhận định không đúng:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 68: Điểm khác nhau giữa protein với cabohiđrat và lipit là
A. protein có khối lượng phân tử lớn.
B. protein luôn có chứa nguyên tử nitơ.
C. protein luôn có nhóm chức –OH .
D. protein luôn là chất hữu cơ no.
Câu 69: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (CH3)2CHOH & (CH3)2CHNH2.
B. (CH3)3COH & (CH3)3CNH2.
C. C6H5CHOHCH3 & C6H5NHCH3.
D. C6H5CH2OH & (C6H5)2NH.
Câu 70: Để khử mùi tanh của cá, nên sử dụng dung dịch nào sau đây?
A. nước đường.
B. nước muối.
C. dung dịch giấm.
D. dung dịch rượu.
Câu 71: Anilin thường bám vào ống nghiệm. Để rữa sạch anilin người ta thường dùng dung dịch nào sau đây trước khi rữa lại bằng nước?
A. dung dịch axit mạnh.
B. dung dịch bazơ mạnh.
C. dung dịch muối ăn.
D. dung dịch nước đường.
Câu 72: So sánh tính bazơ của các chất sau: CH3NH2 (1), (CH3)2NH (2), NH3 (3)
A. (1) < (2) < (3).
B. (3) < (1) < (2).
C. (3) < (2) < (1).
D. (2) < (1) < (3).
Câu 73: Xếp các chất sau theo chiều giảm dần tính bazơ: C2H5NH2 (1), CH3NH2 (2), NH3 (3), NaOH (4)
A. (4) > (1) > (2) > (3).
B. (2) > (4) > (1) > (3).
C. (3) > (1) > (2) > (4).
D. (4) > (2) > (1) > (3).
Câu 74: Trật tự tăng dần lực bazơ của dãy nào sau đây là không đúng?
A. C6H5NH2 < NH3.
B. NH3 < CH3NH2 < C2H5NH2.
C. CH3CH2NH2 < (CH3)3NH.
D. p-CH3C6H4NH2 < p-O2NC6H4NH2.
Câu 75: Có 4 chất đựng trong 4 lọ mất nhãn: phenol, anilin, benzen, stiren. Thứ tự nhóm thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết 4 chất trên?
A. quỳ tím, dung dịch Br2.
B. dung dịch Br2, dung dịch NaOH.
C. dung dịch Br2, dung dịch HCl.
D. B, C đều đúng.
Câu 76: Có 4 dung dịch riêng biệt mất nhãn: anilin, metyl amin, axit axetic, anđehit axetic (axetanđehit). Thứ tự thuốc thử nào sau đây nhận biết được 4 dung dịch trên?
A. dung dịch HCl, dung dịch Br2.
B. quỳ tím, dung dịch AgNO3/NH3,to.
C. quỳ tím, dung dịch Br2.
D. B, C đều đúng.
Câu 77: Để nhận biết các chất: CH3NH2, C6H5NH2, C6H5OH, CH3COOH trong các bình mất nhãn riêng biệt, người ta dùng
A. dung dịch HCl và quỳ tím.
B. quỳ tím và dung dịch Br2.
C. dung dịch NaOH và dung dịch Br2.
D. tất cả đúng.
Câu 78: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
A. dung dịch NaOH.
B. quỳ tím.
C. dung dịch phenolphtalein.
D. nước Br2.
Câu 79: Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số các chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 1.
B. 2.
C. 3 .
D. 4.
Câu 80: Cho các phản ứng:
H2N–CH2–COOH + HCl → –ClNH3+ -CH2–COOH.
H2N–CH2–COOH + NaOH → H2N–CH2–COONa + H2O.
Hai phản ứng trên chứng tỏ axit amino axetic.
A. chỉ có tính axit.
B. có tính chất lưỡng tính.
C. chỉ có tính bazơ.
D. có tính oxi hóa và tính khử.