LÝ THUYẾT AMIN - AMINOAXIT
LÝ THUYẾT AMIN - AMINOAXIT
Câu 31: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử
A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.
B. chỉ chứa nhóm amino.
C. chỉ chứa nhóm cacboxyl.
D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.
Câu 32: C4H9O2N có mấy đồng phân amino axit có nhóm amino ở vị trí α?
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 33: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N?
A. 3 chất.
B. 4 chất.
C. 5 chất.
D. 6 chất.
Câu 34: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C3H7O2N?
A. 3 chất.
B. 4 chất.
C. 2 chất.
D. 1 chất.
Câu 35: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH ?
A. axit 2-aminopropanoic.
B. axit α-aminopropionic.
C. anilin.
D. alanin.
Câu 36: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH?
A. axit 3-metyl-2-aminobutanoic.
B. valin.
C. axit 2-amino-3-metylbutanoic.
D. axit α-aminoisovaleric.
Câu 37: Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin?
A. H2N-CH2-COOH.
B. CH3–CH(NH2)–COOH.
C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH.
D. H2N–CH2-CH2–COOH.
Câu 38: Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím:
A. glixin (CH2NH2-COOH).
B. lysin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH).
C. axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH).
D. natriphenolat (C6H5ONa).
Câu 39: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là
A. CH3COOH.
B. H2NCH2COOH.
C. CH3CHO.
D. CH3NH2.
Câu 40: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?
A. NaCl.
B. HCl.
C. CH3OH.
D. NaOH.
Câu 41: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là
A. C6H5NH2.
B. C2H5OH.
C. H2NCH2COOH.
D. CH3NH2.
Câu 42: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. C2H5OH.
B. CH2=CHCOOH.
C. H2NCH2COOH.
D. CH3COOH.
Câu 43: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 44: Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dung dịch KOH và dung dịch HCl.
B. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
C. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4 .
D. dung dịch KOH và CuO.
Câu 45: Chất phản ứng được với các dung dịch: NaOH, HCl là
A. C2H6.
B. H2N-CH2-COOH.
C. CH3COOH.
D. C2H5OH.
Câu 46: Axit amino axetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch
A. NaNO3.
B. NaCl.
C. NaOH.
D. Na2SO4.
Câu 47: Dung dịch của chất nào trong các chất dưới đây không làm đổi màu quỳ tím ?
A. CH3NH2.
B. NH2CH2COOH
C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.
D. CH3COONa.
Câu 48: Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. dung dịch NaOH.
B. dung dịch HCl.
C. natri kim loại.
D. quỳ tím.
Câu 49: Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH, H2N-CH2-COONa, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Mở rộng:
pH < 7: môi trường axit; pH > 7: môi trường bazơ.
Câu 50: Glixin không tác dụng với
A. H2SO4 loãng.
B. CaCO3.
C. C2H5OH.
D. NaCl.
Câu 51: Hợp chất nào không phải là amino axit.
A. H2N-CH2-COOH.
B. CH3-NH-CH2-COOH.
C. CH3-CH2-CO-NH2.
D. HOOC-CH2(NH2)-CH2-COOH.
Câu 52: Cho các công thức sau: Số CTCT ứng với tên gọi đúng
(1) H2N-CH2-COOH: glyxin
(2) CH3-CH(NH2)-COOH: alanin.
(3) HOOC- CH2-CH2-CH(NH2)-COOH : axit glutamic.
(4) H2N-(CH2)4-CH(NH2)COOH: lysin.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 53: Polipeptit (-NH-CH2-CO-)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng:
A. axit glutamic.
B. glyxin.
C. axit axetic.
D. alanin.
Câu 54: H2N-CH2-COOH phản ứng được với:
(1) NaOH.
(2) CH3COOH
(3) C2H5OH
A. (1, 2).
B. (2, 3).
C. (1, 3).
D. (1, 2, 3).
Câu 55: Phản ứng với axit, phản ứng với bazơ, phản ứng tráng bạc, phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng, phản ứng với ancol, phản ứng với kim loại kiềm. Aminoaxit thể hiện được bao nhiêu phản ứng ở trên?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.