LÝ THUYẾT AMIN
LÝ THUYẾT AMIN
Câu 1: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 2: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 3: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào
A. ancol etylic.
B. benzen.
C. anilin.
D. axit axetic.
Câu 4: Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là
A. C2H5OH.
B. CH3NH2.
C. C6H5NH2.
D. NaCl.
Câu 5: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 6: Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N?
A. 3 amin.
B. 5 amin.
C. 6 amin.
D. 4 amin.
Câu 7: Anilin có công thức là
A. CH3COOH.
B. C6H5OH.
C. C6H5NH2.
D. CH3OH.
Câu 8: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?
A. H2N-[CH2]6–NH2.
B. CH3–CH(CH3)–NH2.
C. CH3–NH–CH3.
D. C6H5NH2.
Câu 9: Có bao nhiêu amin bậc hai có cùng công thức phân tử C5H13N ?
A. 4 amin.
B. 5 amin.
C. 6 amin.
D. 7 amin.
Câu 10: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất
CH3–CH(CH3)–NH2?
A. metyl etyl amin.
B. etyl metyl amin.
C. isopropanamin.
D. isopropyl amin.
Câu 11: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?
A. NH3.
B. C6H5CH2NH2.
C. C6H5NH2.
D. (CH3)2NH.
Câu 12: Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất?
A. C6H5NH2.
B. C6H5CH2NH2.
C. (C6H5)2NH.
D. NH3.
Câu 13: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5-CH2-NH2?
A. phenyl amin.
B. benzyl amin.
C. anilin.
D. phenyl metyl amin.
Câu 14: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất?
A. C6H5NH2.
B. (C6H5)2NH.
C. p-CH3-C6H4-NH2.
D. C6H5-CH2-NH2.
Câu 15: Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là
A. anilin.
B. natri hiđroxit.
C. natri axetat.
D. amoniac.
Câu 16: Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là
A. C6H5NH3Cl.
B. C6H5CH2OH.
C. p-CH3C6H4OH.
D. C6H5OH.
Câu 17: Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp benzen, anilin, phenol ta chỉ cần dùng các hoá chất (dụng cụ,điều kiện thí nghiệm đầy đủ) là
A. dung dịch NaOH, dung dịch HCl, khí CO2.
B. dung dịch Br2, dung dịch HCl, khí CO2.
C. dung dịch Br2, dung dịch NaOH, khí CO2.
D. dung dịch NaOH, dung dịch NaCl, khí CO2.
Giải chi tiết:
Cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp. Phenol tan trong NaOH còn 2 chất kia không tan. Ta thu được hỗn hợp gồm 2 phần chất lỏng không tan vào nhau. Dùng phễu chiết được 2 phần:
Phần 1: là hỗn hợp benzen và anilin (lớp trên).
Phần 2: là dung dịch muối C6H5ONa (có lẫn NaOH dư) (lớp dưới).
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
Cho dung dịch HCl vào phần 2, lọc lấy kết tủa là phenol:
C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl
Cho dung dịch HCl lấy dư vào phần 1, chỉ có anilin tác dụng:
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Dùng phễu chiết để tách hỗn hợp sau phản ứng ta thu được; lớp trên là benzen; lớp dưới: dung dịch hỗn hợp muối clorua của anilin và HCl dư. Cho dung dịch NaOH dư vào lớp dưới ta thu được anilin không tan nổi lên trên:
C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCI + H2O
Câu 18: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là
A. anilin, metyl amin, amoniac.
B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.
C. anilin, amoniac, natri hiđroxit.
D. metyl amin, amoniac, natri axetat.
Câu 19: Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là
A. 5.
B. 7.
C. 6.
D. 8.
Câu 20: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 21: Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch
A. NaOH.
B. HCl.
C. Na2CO3.
D. NaCl.
Câu 22: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
A. dung dịch phenolphtalein.
B. nước brom.
C. dung dịch NaOH.
D. giấy quì tím.
Câu 23: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
A. dung dịch NaCl.
B. dung dịch HCl.
C. nước Br2.
D. dung dịch NaOH.
Câu 24: Dung dịch metylamin trong nước làm
A. quì tím không đổi màu.
B. quì tím hóa xanh.
C. phenolphtalein hoá xanh.
D. phenolphtalein không đổi màu.
Câu 25: Chất có tính bazơ là
A. CH3NH2.
B. CH3COOH.
C. CH3CHO.
D. C6H5OH.
Câu 26: Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 8.
B. 7.
C. 5.
D. 4.
Câu 27: Một amin đơn chức có chứa 31,111%N về khối lượng. Công thức phân tử và số đồng phân của amin tương ứng là
A. CH5N; 1 đồng phân.
B. C2H7N; 2 đồng phân.
C. C3H9N; 4 đồng phân.
D. C4H11N; 8 đồng phân.
Câu 28: Ba chất lỏng: C2H5OH, CH3COOH, CH3NH2 đựng trong ba lọ riêng biệt. Thuốc thử dùng để phân biệt ba chất trên là
A. quỳ tím.
B. kim loại Na.
C. dung dịch Br2.
D. dung dịch NaOH.
Câu 29: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là
A. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.
B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.
C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2.
D. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.
Câu 30: Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.