ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 1
ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - PHẦN 1
Câu 1: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, phân nhóm chính của phân nhóm nào sau đây chỉ gồm toàn kim loại:
A. nhóm I , II và III.
B. nhóm II.
C. nhóm I (trừ hiđro).
D. nhóm I (trừ hiđro), II, III và IV.
Mở rộng: Vị trí của kim loại:
- Thuộc nhóm IA (trừ hidro), IIA, IIIA (trừ Bo), một phần nhóm IVA,VA,VIA.
- Các nguyên tố nhóm B là kim loại chuyển tiếp.
- Các nguyên tố họ lantan, Actini.
Câu 2: Cho Na (Z=11). Cấu hình electron của nguyên tử Na là
A. 1s22s22p63s33p5.
B. 1s22s22p63s1.
C. 1s22s32p6.
D. 1s22s22p53s3
Câu 3: Fe có Z = 26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là
A. 1s22s22p63s23p63d44s2.
B. 1s22s22p63s23p63d6.
C. 1s22s22p63s23p63d54s1.
D. kết quả khác.
Mở rộng:
Khi tạo liên kết hóa học thì electron ở lớp ngoài cùng sẽ tham gia.
Câu 4 Cho cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Dãy gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron trên là
A. Ca2+, Cl, Ar.
B. Ca2+, F, Ar.
C. K+, Cl, Ar.
D. K+, Cl-, Ar.
Câu 5: Kim loại có các tính chất vật lý chung là
A. tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
B. tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.
C. tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.
D. tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.
Câu 6: Trong các phát biểu sau, phát biểu đúng là
A. bản chất của liên kết kim loại là lực hút tĩnh điện.
B. một chất oxi hoá gặp một chất khử nhất thiết phải xảy ra phản ứng hoá học.
C. với một kim loại, chỉ có thể có một cặp oxi hoá – khử tương ứng.
D. đã là kim loại phải có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 7: Liên kết kim loại là
A. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và các electron tự do.
B. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa ion dương và các ion âm.
C. liên kết giữa các nguyên tử bằng các cặp electron dùng chung.
D. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H tích điện dương và nguyên tử O tích điện âm.
Câu 8: Trong mạng tinh thể kim loại có
A. các nguyên tử kim loại.
B. các electron tự do.
C. các ion dương kim loại và các electron tự do, nguyên tử kim loại.
D. ion âm phi kim và ion dương kim loại.
Câu 9: Nhóm kim loại không tan trong cả axit HNO3 đặc, nóng và axit H2SO4 đặc nóng là
A. Ag, Cu.
B. Pt, Au.
C. Fe, Al, Cr.
D. Ag, Pt, Au.
Mở rộng:
Fe, Al, Cr không tan trong axit HNO3 đặc, nguội và axit H2SO4 đặc nguội nhưng tan trong axit HNO3 đặc, nóng và axit H2SO4 đặc nóng.
Au và Pt không tác dụng với axit HNO3 và axit H2SO4 kể cả đặc nóng. Nhưng chúng lại tan trong nước cường toan hay nước cường thủy (là hỗn hợp dung dịch đậm đặc theo tỉ lệ 3HCl: 1HNO3)
Câu 10: Cặp kim loại nào sau đây thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội?
A. Mg, Fe.
B. Al, Ca.
C. Al, Fe.
D. Zn, Al.
Câu 11: Khi cho Fe vào dung dịch hỗn hợp các muối AgNO3, Cu(NO3)2, Pb(NO3)2 thì Fe sẽ khử các ion kim loại theo thứ tự sau:( ion đặt trước sẽ bị khử trước)
A. Ag+, Pb2+,Cu2+.
B. Cu2+, Ag+, Pb2+.
C. Pb2+,Ag+, Cu2+.
D. Ag+, Cu2+, Pb2+.
Câu 12: Cho các cặp oxi hoá khử sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Từ trái sang phải tính oxi hoá tăng dần theo thứ tự Fe2+, Cu2+, Fe3+ và tính khử giảm dần theo thứ tự Fe, Cu, Fe2+. Điều khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Fe không tan được trong dung dịch CuCl2.
B. Cu có khả năng tan được trong dung dịch CuCl2.
C. Fe có khả năng tan được trong các dung dịch FeCl3 và CuCl2.
D. Cu có khả năng tan được trong dung dịch FeCl2.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. nguyên tử Mg có thể khử ion kẽm trong dung dịch.
B. nguyên tử Pb có thể khử ion kẽm trong dung dịch.
C. nguyên tử Cu có thể khử ion kẽm trong dung dịch.
D. nguyên tử Fe có thể khử ion kẽm trong dung dịch.
Câu 14: Dung dịch Cu(NO3)3 có lẫn tạp chất AgNO3. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất:
A. bột Fe dư, lọc.
B. bột Cu dư, lọc.
C. bột Ag dư, lọc.
D. bột Al dư, lọc.
Câu 15: Chất nào sau đây có thể oxi hoá Zn thành Zn2+?
A. Fe.
B. Ag+.
C. Al3+.
D. Mg2+.
Câu 16: Cho 3 kim loại Cu, Fe, Al và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2 và MgSO4. Kim loại nào sau đây khử được cả 4 dung dịch muối?
A. Cu.
B. Fe.
C. Al.
D. tất cả sai.
Câu 17: Phương trình phản ứng hoá học sai là
A. Al + 3Ag+ → Al3+ + Ag.
B. Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb.
C. Cu + Fe2+ → Cu2+ + Fe.
D. Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+.
Câu 18: Axit H2SO4 và các muối sunfat có thể nhận biết bằng dung dịch nào sau đây?
A. dung dịch muối Al3+.
B. dung dịch muối Mg2+.
C. dung dịch quỳ tím.
D. dung dịch muối Ba2+.
Câu 19: Cho 3 kim loại Ag, Fe, Mg và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2 và CuSO4. Kim loại nào sau đây khử được cả 4 dung dịch muối?
A. Fe.
B. Mg.
C. Ag
D. tất đều sai.
Câu 20: Một phương pháp hoá học làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn Zn, Sn, Pb là ngâm hỗn hợp trong dung dịch X dư. X có thể là
A. Zn(NO3)2.
B. Sn(NO3)2.
C. Pb(NO3)2.
D. Hg(NO3)2.
Câu 21: Để bảo vệ vỏ tàu đi biển phần ngâm dưới nước người ta nối nó với
A. Zn.
B. Cu.
C. Ni.
D. Sn.
Câu 22: Cho lá sắt vào dung dịch HCl loãng có một lượng nhỏ CuSO4 thấy H2 thoát ra càng lúc càng nhanh do
A. lá sắt bị ăn mòn kiểu hoá học.
B. lá sắt bị ăn mòn kiểu điện hoá.
C. Fe khử Cu2+ thành Cu.
D. Fe tan trong dung dịch HCl tạo khí H2.
Mở rộng:
Câu 23: Ngâm một lá Ni lần lượt trong những dung dịch muối sau: MgSO4, NaCl, CuSO4, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2, AgNO3. Ni khử được các ion kim loại
A. Mg2+, Ag+, Cu2+.
B. Na+, Ag+, Cu2+.
C. Pb2+, Ag+, Cu2+.
D. Al3+, Ag+, Cu2+.
Câu 24: Cho bột Cu đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 thu được chất rắn X và dung dịch Y. X, Y lần lượt là
A. X ( Ag, Cu); Y ( Cu2+, Fe2+).
B. X ( Ag); Y ( Cu2+, Fe2+).
C. X ( Ag); Y (Cu2+).
D. X (Fe); Y (Cu2+).
Câu 25: Chọn một dãy chất tính oxi hoá tăng
A. Al3+, Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+.
B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Al3+.
C. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Ag+, Al3+.
D. Al3+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Ag+.
Câu 26: Khi nung nóng Fe với chất nào sau đây thì tạo ra hợp chất sắt (II):
A. S.
B. dung dịch HNO3.
C. O2.
D. Cl2.
Câu 27: Trong sự ăn mòn tôn mạ kẽm (lá sắt tráng kẽm) khi để ngoài không khí ẩm thì:
A. sắt bị ăn mòn, kẽm được bảo vệ.
B. kẽm bị khử, sắt bị oxi hoá.
C. kẽm là cực âm, sắt là cực dương.
D. sắt bị khử, kẽm bị oxi hoá.
Câu 28: Chọn câu trả lời đúng nhất:
A. ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại do kim loại tiếp xúc với dung dịch axit tạo ra dòng điện.
B. sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại bởi chất khí hay hơi nước ở nhiệt độ cao.
C. sự phá huỷ kim loại hay hợp kim dưới dạng hóa học của môi trường xung quanh gọi là sự ăn mòn kim loại.
D. tất cả đều đúng.
Câu 29: Một vật bằng hợp kim Zn-Cu để trong không khí ẩm (có chứa khí CO2) xảy ra ăn mòn điện hoá. Quá trình xảy ra ở cực dương của vật là
A. quá trình khử Cu.
B. quá trình khử ion H+.
C. quá trình oxi hoá ion H+.
D. quá trình khử Zn.
Mở rộng:
Trong ăn mòn điện hóa, kim loại mạnh hơn sẽ là cực âm (anot) và bị ăn mòn còn kim loại yếu hơn là cực dương (catot) được bảo vệ.
Cực âm xảy ra quá trình oxi hóa còn cực dương xảy ra quá trình khử được gói gọn trong câu “A O D K” (anh ơi đi không).
Câu 30: Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là
A. Cu.
B. Mg.
C. Al .
D. Zn.