POLIME - PHẦN 7
POLIME - PHẦN 7
Câu 91: Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là
A. cao su buna.
B. cao su buna-S.
C. cao su buna-N.
D. cao su isopren
Câu 92: Cho các tơ sau: tơ lapsan, tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 93: Poli(vinyl axetat) được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH3-COO-C(CH3)=CH2.
B. CH2=CH-COO-CH3.
C. CH3-COO-CH=CH2.
D. CH2=C(CH3)-COO-CH3.
Câu 94: Khi phân tích polistiren ta được monome nào sau đây?
A. CH3−CH=CH2.
B. CH2=CH2.
C. CH2=CH−CH=CH2.
D. C6H5−CH=CH2.
Câu 95: Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là
A. tơ nilon-6.
B. tơ nilon-7.
C. tơ nilon-6,6.
D. tơ olon.
Câu 96: Cho dãy các polime sau: polietilen, nilon-6,6, amilozơ, nilon-6, tơ nitron, polibutađien. Số polime tổng hợp có trong dãy là
A. 3.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
Câu 97: Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là
A. poli(metyl metacrylat).
B. poli(vinyl clorua).
C. polietilen.
D. polistiren.
Câu 98: Cho các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6, amilopectin, nilon-6, amilozơ. Số polime thiên nhiên là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 99: Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là
A. poli(metyl metacrylat).
B. poli(vinyl clorua).
C. polietilen.
D. polistiren.
Câu 100: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 101: Cho các loại tơ sau: tơ tằm; sợi bông; tơ nilon-6; tơ visco; tơ nilon-6,6; to axetat. Số tơ trong dãy trên có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Câu 102: Tơ nilon-6,6 được điều chế từ phản ứng trùng ngưng giữa
A. etylen glicol và axit ađipic.
B. hexametylenđiamin và axit ađipic.
C. etylen glicol và axit terephtalic.
D. hexametylenđiamin và axit terephtalic.
Câu 103: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nilon-6 có thể được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng monome tương ứng.
B. Trùng hợp stiren thu được poli(pheol-fomanđehit).
C. Tơ visco là tơ tổng hợp.
D. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin xúc tác Na được cao su buna-N.
Câu 104: Poli(vinyl clorua) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
A. thủy phân.
B. trao đổi.
C. trùng hợp.
D. trùng ngưng.
Câu 105: Nilon-7 được điều chế bằng phản ứng của chất (các chất) nào sau đây?
A. CH3CH(NH2)COOH.
B. H2N(CH2)6NH2 và HOOC(CH2)6COOH.
C. H2N(CH2)6COOH.
D. H2N(CH2)6NH2
Câu 106: Vật liệu giả da (để sản xuất đồ dùng bọc gia bên ngoài như áo khoác, đồ nội thất,…) thường được làm từ nhựa PVC. Công thức của một đơn vị mắt xích của PVC là
A. C4H6.
B. C2H3Cl.
C. C2H4.
D. C3H7Cl.
Câu 107: Cho các polime tổng hợp sau: tơ nitron, tơ nilon-6,6, cao su buna, PE, tơ lapsan. Số polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 108: Cho các kết luận sau về polime:
(1) Hầu hết các polime ở thể rắn, không bay hơi và không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
(2) Bông, len và tơ tằm đều là polime thiên nhiên.
(3) Tơ nitron là một loại tơ bán tổng hợp, có đặc tính dai, bền và giữ nhiệt tốt nên được dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét.
(4) Tơ tằm và các loại tơ poliamit tổng hợp không bền trong môi trường axit và bazơ.
Số kết luận đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 109: Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ?
A. CH2=CH2.
B. CH2=CH–CN.
C. CH2=CH–Cl.
D. CH2=CH–CH=CH2.
Câu 110: Trùng ngưng chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất to nilon- 6?
A. H2N-[CH2]6-COOH
B. H2N-[CH2]5-COOH
C. HOOC-[CH2]4-CH(NH2)-COOH
D. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH
Câu 111: Phân tử polime nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?
A. Poli(vinyl doma).
B. Poliacrilonitrin.
C. Poli(vinyl axetat)
D. Polietilen.
Câu 112: Polime nào sau đây được điều chế từ phản ứng trùng ngưng?
A. Poliacrilonitrin.
B. Polistrien.
C. Poli(vinyl clorua).
D. Poli(etylen terephtalat).
Câu 113: Tơ nilon-6,6 thuộc loại
A. tơ vinylic.
B. tơ poliamit.
C. tơ thiên nhiên.
D. tơ nhân tạo.
Câu 114: Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản suất cao su buna?
A. Isopren.
B. Đivinyl.
C. Anlen.
D. Butilen.
Câu 115: Cặp chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng?
A. Phenol và fomandehit.
B. Buta–1,3–đien và stiren.
C. Axit ađipic và hexametylen điamin.
D. Axit terephtalic và etylen glicol.
Câu 116: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?
A. Trùng ngưng axit -aminocaproic.
B. Trùng hợp metyl metacrylat
C. Trùng hợp vinyl xianua.
D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.
Câu 117: Polime nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ trong thành phần phân tử?
A. Xenlulozơ trinitrat.
B. Poliacrilonitrin.
C. Policaproamit.
D. Polistriren.
Câu 118: Tơ nào sau đây được sản xuất từ xenlulozơ?
A. Tơ nitron.
B. Tơ tằm.
C. Tơ visco.
D. Tơ nilon – 6.
Câu 119: Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành poli(metyl metacylat)?
A. CH2=CHCOOCH3.
B. CH3COOCH=CH2.
C. HCOOC(CH3)=CH2
D. CH2=C(CH3)COOCH3
Câu 120: Polime nào sau đây chứa nguyên tố nitơ trong thành phần phân tử?
A. Poliisopren.
B. Poli(vinyl clorua).
C. Poliacrilonitrin.
D. Poli(metyl metacrylat).