POLIME - PHẦN 6
POLIME - PHẦN 6
Câu 61: Trong số các loại tơ sau: tơ lapsan, tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ enang. Có bao nhiêu polime thuộc loại tơ nhân tạo?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4 .
Câu 62: Cho các polime sau: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ axetat, tơ nitron. Số polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 63: Cho các tơ sau: tơ lapsan, tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 64: Tơ nitron (hay tơ olon) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH2.
B. CH2=CH-CH3.
C. CH2=CHCN.
D. CHCN=CHCN.
Câu 65: Polietilen (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH2.
B. CH2=CH-CH3.
C. CH2=CHCl.
D. CH3-CH3.
Câu 66: Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, policaproamit, polistiren, xenlulozơ triaxetat, nilon-6,6. Số polime tổng hợp là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 67: Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH2.
B. CH2=CH-CH3.
C. CH2=CHCl.
D. CHCl=CHCl.
Câu 68: Cho các polime: poli(vinyl clorua), poli(butađien-stien), policaproamit, polistiren, polietilen, poliisopren. Số polime dùng làm chất dẻo là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 69: Cho các polime: poliacrilonitrin, poli(phenol-fomanđehit), poli(hexametylen–ađipamit), poli(etylen-terephtalat), polibutađien, poli(metyl metacrylat). Số polime dùng làm chất dẻo là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 70: Chất có thể trùng hợp tạo ra polime là
A. CH3OH.
B. CH3COOH.
C. HCOOCH3.
D. CH2=CH-COOH.
Câu 71: Cho các polime: poli(butađien-stien), poliacrilonitrin, polibutađien, poliisopren, poli(butađien-acrilonitrin), poli(etylen-terephtalat). Số polime dùng làm cao su là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 72: Polime nào sau đây khi đốt cháy không sinh ra N2?
A. Tơ axetat.
B. Tơ tằm.
C. Tơ nilon–6,6.
D. Tơ olon.
Câu 73: Cho các polime: policaproamit, poli(phenol-fomanđehit), poli(hexametylen–ađipamit), poliacrilonitrin, poli(butađien-acrilonitrin), poli(etylen-terephtalat). Số polime dùng làm tơ, sợi là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 74: Tơ nitron (tơ olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây?
A. CH3=CH−CN.
B. CH2=CH−CH=CH2.
C. CH3COO−CH=CH2.
D. CH2=C(CH3)−COOCH3.
Câu 75: Cho các polime: policaproamit, poli(vinyl clorua), polistiren, poli(phenol-fomanđehit), polietilen, poliisopren. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 76: Chất có khả năng trùng hợp tạo thành cao su là
A. CH3COO−CH=CH2.
B. CH3− CH=CH2.
C. CH2=C(CH3)−CH=CH2.
D. CH2=C(CH3)−COOCH3.
Câu 77: Cho các polime: poli(hexametylen–ađipamit), poliacrilonitrin, poli(butađien-stien), polienantoamit, poli(metyl metacrylat), teflon. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 78: Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là
A. tơ nilon-6.
B. tơ nilon-7.
C. tơ nilon-6,6.
D. tơ olon.
Câu 79: Cho các polime: nilon-6, nilon-7, nilon-6,6, poli(phenol-fomanđehit), tơ lapsan, tơ olon. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 80: Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là
A. cao su buna.
B. cao su buna-S.
C. cao su buna-N.
D. cao su isopren.
Câu 81: Cho các polime: tơ nitron, tơ capron, nilon-6,6, nilon-7, protein, nilon-6. Số polime có chứa liên kết –CONH– trong phân tử là
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 82: Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là
A. tơ nilon-6.
B. tơ nilon-7.
C. tơ nilon-6,6.
D. tơ olon.
Câu 83: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6, thủy tinh plexiglas, teflon, nhựa novolac, tơ nitron, tơ capron. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 84: Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là
A. cao su buna.
B. cao su buna-S.
C. cao su buna-N.
D. cao su isopren.
Câu 85: Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là
A. cao su buna.
B. cao su buna-S.
C. cao su buna-N.
D. cao su isopren.
Câu 86: Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) tơ axetat. Số polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
Câu 87: Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là
A. poli(metyl metacrylat).
B. poli(vinyl clorua).
C. polietilen.
D. polistiren.
Câu 88: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ nilon-6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 89: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.
B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
D. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
Câu 90: Trong số các loại tơ sau: tơ lapsan, tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ enang. Có bao nhiêu polime thuộc loại tơ nhân tạo?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4 .