KIM LOẠI NHÓM IA, IIA, NHÔM - PHẦN 1
KIM LOẠI NHÓM IA, IIA, NHÔM - PHẦN 1
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm
A. to nóng chảy, to sôi thấp.
B. khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.
C. độ dẫn điện dẫn thấp.
D. cấu hình e ở lớp ngoài cùng ns1
Câu 2: Cấu hình e của ion Na+ giống cấu hình e của ion hoặc nguyên tử nào trong đây sau đây
A. Mg2+, Al3+, Ne.
B. Mg2+, F –, Ar.
C. Ca2+, Al3+, Ne.
D. Mg2+, Al3+, Cl–.
Câu 3: Kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể kiểu nào sau đây
A. lập phương tâm diện.
B. lập phương tâm khối.
C. lục giác.
D. A và B.
Mở rộng:
- KL nhóm IA (KL kiềm): lập phương tâm khối.
- KL nhóm IIA (KL kiềm thổ):
+ Be, Mg: lục phương.
+ Ca, Sr: lập phương tâm diện.
+ Ba: lập phương tâm khối.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của kim loại kiềm
A. số e lớp ngoài cùng của nguyên tử.
B. số oxi hóa nguyên tố trong hợp chất.
C. cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất.
D. bán kính nguyên tử.
Câu 5: Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của ion R+ là 2p6. Nguyên tử R là
A. Ne.
B. Na.
C. K.
D. Ca.
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm để bảo quản Na có thể ngâm Na trong
A. NH3 lỏng.
B. C2H5OH.
C. dầu hoả.
D. H2O.
Câu 7: Phản ứng hoá học đặc trưng của kim loại kiềm là phản ứng với
A. muối.
B. O2.
C. Cl2.
D. H2O.
Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại kiềm
A. đều có mạng tinh thể giống nhau: lập phương tâm khối.
B. dễ bị oxi hoá.
C. điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hiđroxit.
D. là những nguyên tố mà nguyên tử có 1e ở phân lớp p.
Câu 9: Kim loại nào sau đây khi cháy trong oxi cho ngọn lửa mà đỏ tía
A. Li.
B. Na.
C. K.
D. Rb.
Mở rộng: Màu ngọn lửa của các kim loại khi đốt cháy:
Liti (Li): đỏ tía
Natri (Na): vàng
Kali (K): tím
Rubiđi (Rb): tím hồng
Xesi (Cs): xanh lam
Canxi (Ca): cam
Bari (Ba): lục vàng
Câu 10: Na để lâu trong không khí có thể tạo thành hợp chất nào sau đây
A. Na2O.
B. NaOH.
C. Na2CO3.
D. cả A,B, C.
Câu 11: Trường hợp nào sau đây Na+ bị khử
A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. điện phân dung dịch NaCl.
C. phân huỷ NaHCO3.
D. cả A,B, C.
Câu 12: Dãy dung dịch nào sau đây có pH > 7
A. NaOH, Na2CO3 , BaCl2.
B. NaOH, NaCl, NaHCO3.
C. NaOH, Na2CO3 , NaHCO3.
D. NaOH, NH3 , NaHSO4.
Câu 13: Dung dịch nào sau đây có pH = 7:
A. Na2CO3 , NaCl.
B. Na2SO4 , NaCl.
C. KHCO3 , KCl.
D. KHSO4 , KCl.
Câu 14: Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, tại khu vực gần điện cực catot, nếu nhúng quì tím vào khu vực đó thì
A. quì không đổi màu.
B. quì chuyển sang màu xanh.
C. quì chuyển sang màu đỏ.
D. quì chuyển sang màu hồng.
Câu 15: Dung dịch NaOH không tác dụng với muối nào sau đây
A. NaHCO3.
B. Na2CO3.
C. CuSO4.
D. NaHSO4.
Câu 16: Những tính chất nào sau đây không phải của NaHCO3
1. kém bền nhiệt.
5. thuỷ phân cho môi trường kiềm yếu.
2. tác dụng với bazơ mạnh.
6. thuỷ phân cho môi trường kiềm mạnh.
3. tác dụng với axit mạnh.
7. thuỷ phân cho môi trường axit.
4. là chất lưỡng tính.
8. tan ít trong nước.
A. 1, 2, 3.
B. 4, 6.
C. 1, 2, 4.
D. 6, 7, 8.
Câu 17: Cho CO2 tác dụng với dung dịch NaOH (tỉ lệ mol 1:2 ) thì pH dung dịch sau phản ứng như thế nào
A. pH < 7.
B. pH > 7.
C. pH = 7.
D. không xác định được.
Câu 18: Nguyên tố có năng lượng ion hóa nhỏ nhất là
A. Li.
B. Na.
C. K.
D. Cs.
Câu 19: Vai trò chính của H2O trong quá trình điện phân dung dịch NaCl là
A. dung môi.
B. chất khử ở anot.
C. là chất vừa bị khử ở catot, vừa bị oxi hoá ở anot.
D. chất oxi hoá ở catot.
Câu 20: Cho Na vào dung dịch CuCl2 hiện tượng quan sát được là
A. sủi bọt khí.
B. xuất hiện ↓ xanh lam.
C. xuất hiện ↓ xanh lục.
D. sủi bọt khí và xuất hiện ↓ xanh lam.
Câu 21: Kim loại nào tác dụng 4 dung dịch: FeSO4, Pb(NO3)2, CuCl2, AgNO3?
A. Sn.
B. Fe.
C. Ni.
D. Na.
Câu 22: Ứng dụng nào sau đây không phải của kim loại kiềm
A. tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Na, K dùng làm chất trao đổi nhiệt ở là phản ứng hạt nhân.
C. xút tác phản ứng hữu cơ.
D. dùng điều chế Al trong công nghiệp hiện nay.
Câu 23: Công dụng nào sau đây không phải của NaCl
A. làm gia vị.
B. điều chế Cl2, HCl, nước Javen.
C. khử chua cho đất.
D. làm dịch truyền trong y tế.
Câu 24: Để phân biệt một cách đơn giản nhất hợp chất của kali và hợp chất của natri, người ta đưa các hợp chất của kali và natri vào ngọn lửa, những nguyên tố đó dễ ion hóa nhuốm màu ngọn lửa thành
A. tím của kali, vàng của natri.
B. tím của natri, vàng của kali.
C. đỏ của natri, vàng của kali.
D. đỏ của kali, vàng của natri.
Câu 25: Để điều chế kim loại Na, người ta thực hiện phản ứng
A. điện phân dung dịch NaOH.
B. điện phân nóng chảy NaOH.
C. cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl.
D. cho dung dịch NaOH tác dụng với H2O.
Câu 26: Nếu M là nguyên tố nhóm IA thì oxit của nó có công thức là
A. MO2.
B. M2O3.
C. MO.
D. M2O.
Câu 27: Trong nhóm IA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, mệnh đề nào sau đây không đúng
A. bán kính nguyên tử tăng dần.
B. năng lượng ion hóa giảm dần.
C. tính khử tăng dần.
D. độ âm điện tăng dần.
Câu 28: Ion nào có bán kính bé nhất? Biết điện tích hạt nhân của P, S, Cl, K lần lượt là 15+, 16+, 17+, 19+:
A. K+.
B. Cl–.
C. S2–.
D. P3–.
Câu 29: Nguyên tử 39X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1. Hạt nhân nguyên tử X có số nơtron và proton lần lượt là
A. 20 ; 20.
B. 19 ; 20.
C. 20 ; 19.
D. 19 ; 19.
Câu 30: Trường hợp nào ion Na+ không tồn tại, nếu ta thực hiện các phản ứng hóa học sau
A. NaOH tác dụng với HCl.
B. NaOH tác dụng với dung dịch CuCl2.
C. nung nóng NaHCO3.
D. điện phân NaOH nóng chảy.