CACBOHIĐRAT CƠ BẢN - PHẦN 2
CACBOHIĐRAT CƠ BẢN - PHẦN 2
Câu 31: Đồng phân của glucozơ là
A. saccarozơ.
B. mantozơ.
C. xenlulozơ.
D. fructozơ.
Câu 32: Khi thủy phân tinh bột ta thu được sản phẩm cuối cùng là
A. fructozơ.
B. glucozơ.
C. saccarozơ.
D. mantozơ.
Câu 33: Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ?
A. chất rắn, màu trắng, tan trong nước, có vị ngọt.
B. có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín.
C. còn có tên gọi là đường nho.
D. có 0,1 % trong máu người.
Câu 34: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol etylic, axetilen, fructozơ. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 35: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?
A. tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.
B. tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
C. tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.
D. tinh bột, saccarozơ, fructozơ
Câu 36: Chất không có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng ) giải phóng Ag là
A. axit axetic.
B. axit fomic.
C. glucozơ.
D. fomandehit.
Câu 37: Cho chất X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, không thấy xảy ra phản ứng tráng gương. Chất X có thể là chất nào trong các chất dưới đây?
A. glucozơ.
B. fructozơ.
C. axetandehit.
D. saccarozơ.
Câu 38: Chất không tham gia phản ứng thủy phân là
A. saccarozơ.
B. xenlulozơ.
C. fructozơ.
D. tinh bột.
Câu 39: Chất lỏng hòa tan được xenlulozơ là
A. benzen.
B. ete.
C. etanol.
D. nước Svayde.
Mở rộng:
Xenlulozơ tan được trong dung dịch Cu(OH)2 trong amoniac có tên là "nước Svayde", trong đó Cu2+ tồn tại chủ yếu ở dạng phức chất [Cu(NH3)4](OH)2. Khi ấy sinh ra phức chất của xenlulozo với ion đồng ở dạng dung dịch nhớt. Nếu ta cũng bơm dung dịch nhớt này đi qua ống có những lỗ rất nhỏ ngâm trong nước, phức chất sẽ bị thủy phân thành xenlulozo hidrat ở dạng sợi, gọi là tơ đồng - amoniac.
Câu 40: Một cacbohiđrat (Z) có các phản ứng diễn ra theo sơ đồ chuyển hóa: Z dung dịch xanh lam kết tủa đỏ gạch. Z không thể là
A. glucozơ.
B. saccarozơ.
C. fructozơ.
D. tất cả đều sai.
Câu 41: Cho các dung dịch sau: CH3COOH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3, glucozơ, saccarozơ, C2H5OH. Số lượng dung dịch có thể hoà tan được Cu(OH)2 là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.
Câu 42: Chọn câu nói đúng:
A. xenlulozơ có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột.
B. xenlulozơ và tinh bột có khối lượng phân tử nhỏ.
C. xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.
D. xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.
Câu 43: Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 là
A. C2H2, C2H5OH, glucozơ.
B. C3H5(OH)3, glucozơ, CH3CHO.
C. C2H2, C2H4, C2H6.
D. Glucozơ, C2H2, CH3CHO.
Câu 44: Thực hiện phản ứng tráng bạc có thể phân biệt được từng cặp dung dịch nào sau đây?
A. glucozơ và saccarozơ.
B. axit fomic và ancol etylic.
C. saccarozơ và fructozơ.
D. tất cả đều được.
Câu 45: Trong phân tử của các gluxit luôn có:
A. nhóm chức ancol.
B. nhóm chức anđehit.
C. nhóm chức axit.
D. nhóm chức xeton.
Câu 46: Saccarozơ có thể tác dụng được với chất nào sau đây?
(1) H2/Ni, to; (2) Cu(OH)2; (3) [Ag(NH3)2]OH; (4) CH3COOH/H2SO4 đặc.
Hãy chọn đáp án đúng trong các đáp án sau:
A. (1), (2).
B. (2), (4).
C. (2), (3).
D. (1), (4).
Câu 47: Cho: Xenlulozơ → A → B → C → cao su Buna.
A, B, C lần lượt là
A. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.
B. C6H12O6 (glucozơ), C2H5OH, CH2=CH−CH=CH2.
C. C6H12O6 (glucozơ), CH3COOH, HCOOH.
D. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.
Câu 48: Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng được với H2O (xúc tác; điều kiện thích hợp)
A. C2H6, CH3COOCH3, tinh bột.
B. saccarozơ, CH3COOCH3, benzen.
C. C2H4, CH4, C2H2.
D. tinh bột, C2H4, C2H2.
Câu 49: Đặc điểm nào sau đây không phải của glucozơ:
A. Có 5 nhóm – OH ở 5 nguyên tử cacbon kế cận.
B. Có khả năng tạo este có chứa 5 gốc axit.
C. Có mạch cacbon phân nhánh.
D. Có phản ứng tráng gương do có nhóm – CHO.
Câu 50: Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là bao nhiêu phần trăm?
A. 0,0001.
B. 0,01.
C. 0,1.
D. 1.
Câu 51: Có thể nhân biết glucozơ và glixerol bằng phản ứng với:
A. Ag2O/dung dịch NH3.
B. Na kim loại.
C. Cu(OH)2.
D. cả A và B.
Câu 52: Cho các hợp chất hữu cơ sau: glucozơ, saccarozơ, etanal, tinh bột, glyxerol. Có bao nhiêu chất không tham gia phản ứng tráng gương?
A. 1 chất.
B. 2 chất.
C. 3 chất.
D. 4 chất .
Câu 53: Saccarozơ là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử:
A. C12H22O11.
B. (C6H10O5)n.
C. C6H12O6.
D. C11H22O12.
Câu 54: Khi nhỏ dung dịch iot vào miếng chuối xanh mới cắt, cho màu xanh lam vì:
A. trong miếng chuối xanh chứa glucozơ.
B. trong miếng chuối xanh có sự hiện diện của một bazơ.
C. trong miếng chuối xanh có sự hiện diện tinh bột.
D. tất cả đều đúng.
Câu 55: Để nhận biết 3 chất bột màu trắng: tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ , ta có thể tiến hành theo trình tự nào sau đây:
A. hòa tan vào nước, dùng vài giọt dung dịch H2SO4, đun nóng, dùng dung dịch AgNO3, NH3.
B. hòa tan vào nước, dùng iôt.
C. dùng vài giọt H2SO4 đun nóng, dùng dung dịch AgNO3 trong NH3.
D. dùng iôt, dùng dung dịch AgNO3 trong NH3.
Câu 56: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
A. [C6H5O2(OH)3]n.
B. [C6H7O2(OH)3]n.
C. [C6H7O3(OH)3]n.
D. [C6H8O2(OH)3]n.
Câu 57: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit:
A. glucozơ.
B. saccarozơ.
C. xenlulozơ.
D. fructozơ.
Câu 58: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ, người ta dùng phản ứng:
A. tráng gương.
C. thuỷ phân.
B. phản ứng màu với iốt.
D. cả A, B, C đều sai.
Câu 59: Qua nghiên cứu phản ứng este hóa xenlulozơ người ta thấy mỗi gốc glucozơ (C6H10O5) của xenlulozơ có:
A. 5 nhóm hyđroxyl.
B. 3 nhóm hyđroxyl.
C. 4 nhóm hyđroxyl.
D. 2 nhóm hyđroxyl.
Câu 60: Dữ kiện thực nghiệm nào sau đây không dùng để chứng minh được cấu tạo của glucozơ ở dạng mạch hở ?
A. khử hoàn toàn glucozơ cho hexan.
B. glucozơ có phản ứng tráng bạc.
C. glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO-.
D. khi có xúc tác enzim, dung dịch glucozơ lên men tạo ancol etylic.