CACBOHIĐRAT CƠ BẢN - PHẦN 1
CACBOHIĐRAT CƠ BẢN - PHẦN 1
Câu 1: Có 4 dung dịch mất nhãn: glucozơ, glixerol, fomanđehit, etanol. Thuốc thử để nhận biết được 4 dung dịch trên là
A. dung dịch AgNO3/NH3.
B. nước brom.
C. Cu(OH)2/OH–,to.
D. Na kim loại.
Câu 2: Dung dịch saccarozơ không phản ứng với:
A. Cu(OH)2.
B. dung dịch AgNO3/NH3.
C. vôi sữa Ca(OH)2.
D. H2O (H+, to).
Câu 3: Để phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ, cần dùng chất nào trong các thuốc thử sau:
1. nước
2. dung dịch AgNO3/NH3
3. dung dịch I2
4. giấy quỳ.
A. 1, 3, 4.
B. 1, 2, 3.
C. 2, 3, 4.
D. 1, 2, 4.
Câu 4: Cấu tạo mạch hở của phân tử glucozơ khác cấu tạo mạch hở của phân tử fructozơ là
A. phân tử glucozơ có nhóm xeton.
B. phân tử glucozơ có cấu tạo mạch nhánh.
C. phân tử glucozơ có 4 nhóm –OH.
D. phân tử glucozơ có một nhóm anđehit.
Câu 5: Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch Br2.
B. dung dịch AgNO3/NH3.
C. H2 (Ni, to).
D. Cu(OH)2.
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về ứng dụng của xenlulozơ là không đúng?
A. không làm thực phẩm cho con người do con người không tiêu hóa được.
B. dùng để sản xuất một số tơ nhân tạo.
C. dùng làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình, sản xuất giấy.
D. là nguyên liệu sản xuất ancol etylic.
Câu 7: Thành phần chính trong nguyên liệu bông, đay, gai là
A. mantozơ.
B. xenlulozơ.
C. fructozơ.
D. tinh bột.
Câu 8: Các chất: glucozơ (C6H12O6), anđehit fomic (HCHO), axit fomic (HCOOH), anđehit axetic (CH3CHO) đều tham gia phản ứng tráng gương nhưng trong thực tế để tráng gương, ruột phích, gương người ta chỉ dùng chất nào trong các chất trên?
A. CH3CHO.
B. HCHO.
C. C6H12O6.
D. HCOOH.
Câu 9: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ nilon - 6,6.
B. tơ capron.
C. tơ visco.
D. tơ tằm.
Câu 10: Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. 3.
B. 5.
C. 1.
D. 4.
Câu 11: Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1’620’000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n là
A. 10000.
B. 8000.
C. 9000.
D. 7000.
Câu 12: Glucozơ không có tính chất nào dưới đây?
A. lên men tạo ancol etylic.
B. tham gia phản ứng thủy phân.
C. tính chất của ancol đa chức.
D. tính chất của nhóm anđehit.
Câu 13: Phản ứng của glucozơ với chất nào sau đây chứng minh nó có tính oxi hóa?
A. H2 (Ni, to).
B. CH3OH/HCl.
C. Cu(OH)2, to
D. dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 14: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với Cu(OH)2 là
A. fructozơ, xenlulozơ, saccarozơ, ancol etylic.
B. glucozơ, glixerol, natri axetat, tinh bột.
C. glucozơ, glixerol, mantozơ, axit axetic.
D. glucozơ, glixerol, anđehit fomic, natri axetat.
Câu 15: Có ba dung dịch mất nhãn: hồ tinh bột, saccarozơ, glucozơ. Thuốc thử để phân biệt chúng là
A. I2.
B. vôi sữa.
C. dung dịch AgNO3/NH3.
D. Cu(OH)2,NaOH, to.
Mở rộng:
Tuy trong phân tử của hồ tinh bột và xenlulozơ có nhiều nhóm –OH gần nhau nhưng vẫn không phản ứng với Cu(OH)2. Hiện nay, vẫn chưa có tài liệu nào giải thích một cách rõ ràng nhưng có thể phân tử của chúng cồng kềnh nên khó xảy ra phản ứng tạo phức.
Câu 16: Phản ứng nào sau đây chuyển glucozơ và fructozơ thành một sản phẩm duy nhất?
A. phản ứng với Cu(OH)2, đun nóng.
B. phản ứng với dung dịch Br2.
C. phản ứng với H2 (Ni, to).
D. phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 17: Cacbohiđrat (gluxit, saccarit) là
A. hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m.
B. hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật.
C. hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m.
D. hợp chất chứa nhiều nhóm -OH và nhóm cacboxyl.
Câu 18: Phản ứng của glucozơ với chất nào sau đây không chứng minh được glucozơ chứa nhóm anđehit?
A. Cu(OH)2/OH–, to.
B. dung dịch AgNO3/NH3.
C. H2 (Ni, to).
D. Cu(OH)2.
Câu 19: Hai chất đồng phân của nhau là
A. glucozơ và mantozơ.
B. fructozơ và glucozơ.
C. fructozơ và mantozơ.
D. saccarozơ và glucozơ.
Câu 20: Saccarozơ và glucozơ đều có
A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
B. phản ứng với dung dịch NaCl.
C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
Câu 21: Cho sơ đồ chuyển hoá: glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CHO và CH3CH2OH.
B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
D. CH3CH2OH và CH2=CH2.
Câu 22: Chất tham gia phản ứng tráng gương là
A. xenlulozơ.
B. tinh bột.
C. fructozơ.
D. saccarozơ.
Câu 23: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là
A. glucozơ, glixerol, ancol etylic.
B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat.
C. glucozơ, glixerol, axit axetic.
D. glucozơ, glixerol, natri axetat.
Câu 24: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
D. Kim loại Na.
Câu 25: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
A. ancol etylic, anđehit axetic.
B. glucozơ, ancol etylic.
C. glucozơ, etyl axetat.
D. glucozơ, anđehit axetic.
Câu 26: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hòa tan Cu(OH)2.
B. trùng ngưng.
C. tráng gương.
D. thủy phân.
Câu 27: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A. protit.
B. saccarozơ.
C. tinh bột.
D. xenlulozơ.
Câu 28: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 29: Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 30: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là
A. Cu(OH)2.
B. dung dịch brom.
C. [Ag(NH3)2] NO3.
D. Na.