THỰC HÀNH - THÍ NGHIỆM
PHẦN 1
THỰC HÀNH - THÍ NGHIỆM
PHẦN 1
A. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH HÓA HỌC CƠ BẢN
I. Nguyên tắc 1: Nguyên tắc thu khí vào bình.
+ Để thu khí vào bình (hoặc ống nghiệm) người ta thường dùng ba cách sau:
Câu 1: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:
Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3?
A. Cách 3.
B. Cách 1.
C. Cách 2.
D. Cách 2 hoặc cách 3.
Câu 2: Cho hình vẽ về cách thu khí đẩy không khí như sau:
Trong các khí sau: NH3, H2, NO, N2O, CH4, SO2, CO2, Cl2. Số khí có thể thu theo cách trên là
A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 3: Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:
A. N2, H2, CH4, C2H2.
B. HCl, SO2, CO2.
C. H2, CO2, O2, NO2.
D. NH3, N2, O2, CO2.
II. Nguyên tắc 2: Nguyên tắc đun ống nghiệm.
+ Nếu ống nghiệm chứa chất rắn:
+ Nếu ống nghiệm chứa chất lỏng:
+ Khi thôi đun nóng:
Câu 4: Để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm một học sinh đã lắp dụng cụ như sau:
Hỏi hình vẽ trên có bao nhiêu điểm chưa hợp lí?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 0.
III. Nguyên tắc 3: Nguyên tắc làm khô khí:
- Các chất dùng để làm khô khí: các chất sau hút được hơi nước H2SO4 đặc; CaCl2 khan; CuSO4 khan; P2O5; NaOH; CaO...
- Nguyên tắc chọn chất làm khô: Một chất được dùng để làm khô khi thỏa mãn 2 điều kiện sau
u Hút nước hoặc phản ứng với nước
v Không phản ứng với khí được làm khô
Câu 5: Để làm khô khí clo dùng hóa chất nào sau đây?
A. NaOH khan.
B. CaO.
C. Na2SO3 khan.
D. H2SO4 đặc.
Câu 6: Chất nào sau đây có thể dùng để làm khô NH3?
A. P2O5.
B. H2SO4 đặc.
C. CaO.
D. CuSO4 khan.
IV. Nguyên tắc 4: Nguyên tắc chiết
+ Chiết là phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp.
+ Có hai kiểu chiết cơ bản sau
Chiết lỏng – lỏng: (VD: hỗn hợp dầu ăn và nước).
Chiết lỏng – rắn: (VD: ngâm thảo dược vào rượu).
Câu 7: Phương pháp chiết được mô ta như sau:
Phương pháp này dùng để tách riêng 2 chất lỏng không tan vào nhau. Có thể dùng phương pháp này để tách riêng
A. muối ăn và nước.
B. benzen và nước.
C. etanol và nước.
D. benzen và brom.
B. MỘT SỐ CÂU HỎI VÍ DỤ THỰC HÀNH – THÍ NGHIỆM
Câu 8: Để tìm C, H trong saccarozơ(C12H22O11) người ta bố trí thí nghiệm như hình vẽ sau:
Chất X phù hợp là
A. CaO.
B. CaSO4.
C. CuSO4.
D. Cu(OH)2.
Câu 9: Để điều chế CH4 trong phòng thí nghiệm người ta lắp bộ dụng cụ như sau:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Có thể thay CH3COONa bằng CH2(COONa)2.
B. Hỗn hợp NaOH và CaO gọi là vôi tôi xút.
C. Có thể thu khí CH4 bằng phương pháp dời khí.
D. CaO có vai trò xúc tác.
Câu 10: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí Z:
Phương trình hoá học điều chế khí Z là
A. 2HCl (dung dịch) + Zn → H2↑ + ZnCl2.
B. H2SO4 (đặc) + Na2SO3(rắn) → Na2SO4 + SO2↑ + H2O.
C. Ca(OH)2 (dung dịch) + 2NH4Cl(rắn) → 2NH3↑ + CaCl2 + 2H2O
D. 4HCl (đặc) + MnO2 → Cl2↑ + MnCl2 + 2H2O
Câu 11: Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit axetic và etanol khi có mặt H2SO4 đặc, đun nóng và cát (SiO2). Sau khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, thêm một ít muối ăn (NaCl) vào.
Cho các phát biểu sau:
(1) Có thể dùng dung dịch axit axetic 5% và ancol 10o để thực hiện phản ứng este hóa.
(2) H2SO4 đặc đóng vai trò xúc tác và tăng hiệu suất phản ứng.
(3) Muối ăn tăng khả năng phân tách este với hỗn hợp phản ứng thành hai lớp.
(4) Cát có tác dụng là tăng khả năng đối lưu của hỗn hợp phản ứng.
(5) Việc đun nóng nhằm làm cho nước bay hơi nhanh hơn.
Số phát biểu đúng là?
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 12: Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2 - 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Sau 8 - 10 phút, rót thêm vào hỗi hợp 4 - 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 2, xảy ra phản ứng thủy phân chất béo, tạo thành glixerol và muối natri của axit béo.
(b) Sau bước 3, glixrol sẽ tách lớp nổi lên trên.
(c) Sau bước 3, thấy có một lớp dày đóng bánh màu trắng nổi lên trên, lớp này là muối của axit béo hay còn gọi là xà phòng.
(d) Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là làm kết tinh muối của axit béo, đó là do muối của axit béo khó tan trong NaCl bão hòa.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 13: Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ:
(1) Thêm 3 - 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút.
(4) Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Thứ tự tiến hành đúng là
A. (4), (2), (1), (3).
B. (1), (4), (2), (3).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (4), (2), (3), (1).
Câu 14: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc nhẹ, rồi gạn bỏ lớp dung dịch giữ lấy kết tủa Cu(OH)2.
Bước 3: Cho thêm vào đó 2 ml dung dịch glucozơ 1%, lắc nhẹ.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 3, thu được dung dịch có màu xanh thẫm.
B. Glucozơ hòa tan được Cu(OH)2 vì trong phân tử có nhóm chức -CHO.
C. Ở bước 3, diễn ra phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2.
D. Ở bước 1, diễn ra phản ứng tạo thành Cu(OH)2.
Câu 15: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iot theo các bước sau đây:
- Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 2 ml dung dịch hồ tinh bột.
- Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 1, dung dịch thu được có màu tím.
(2) Tinh bột có phản ứng màu với iot vì phân tử tinh bột có cấu tạo mạch hở ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ iot cho màu xanh tím.
(3) Ở bước 2, khi đun nóng dung dịch, các phân tử iot được giải phóng khỏi các lỗ rỗng trong phân tử tinh bột nên dung dịch bị mất màu. Để nguội, màu xanh tím lại xuất hiện.
(4) Có thể dùng dung dịch iot để phân biệt hai dung dịch riêng biệt gồm hồ tinh bột và saccarozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16: Một học sinh tiến hành thí nghiệm như sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2-3 ml dung dịch protein 10%.
Bước 2: Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn trong 1 phút.
Bước 3: Làm lạnh hỗn hợp và chia hỗn hợp thành 2 phần : ống nghiệm (I) và (II).
Bước 4: Cho thêm vài giọt CH3COOH vào ống nghiệm (I).
Bước 5: Đun sôi cả 2 ống nghiệm (I) và (II).
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Mục đích chia 2 phần hỗn hợp là tiết kiệm hóa chất.
B. Thí nghiệm trên tiến hành kiểm chứng sự đông tự protein trong môi trường axit.
C. Bước 4 và 5 để rửa sạch ống nghiệm sau thí nghiệm.
D. Có thể thay dung dịch protein 10% bằng long trắng trứng 10%.
Câu 17: Cho các bước ở thí nghiệm sau:
Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng.
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu.
B. Ở bước 2 thì anilin tan dần.
C. Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
D. Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy.
Câu 18: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho nước vào ống nghiệm chứa benzen sau đó lắc đều.
(2) Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm, lắc đều. Đun cách thủy 6 phút, làm lạnh và thêm vào 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
(3) Cho vào ống nghiệm 2 ml metyl axetat, sau đó thêm vào dung dịch NaOH dư, đun nóng.
(4) Cho NaOH dư vào ống nghiệm chứa dung dịch phenylamoni clorua, đun nóng.
(5) Cho dung dịch etyl amin vào ống nghiệm chứa dung dịch giấm ăn.
(6) Nhỏ 1 ml C2H5OH vào ống nghiệm chứa nước.
Có bao nhiêu thí nghiệm có hiện tượng chất lỏng phân lớp sau khi hoàn thành?
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.